Bài viết liên quan về Tràng Phục Linh

Viêm loét đại tràng và biện pháp khắc phục

Viêm loét đại tràng là hiện tượng viêm loét ở khu vực đại tràng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và nơi xảy ra mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thay đổi phong cách sống, chế độ ăn uống kiểm soát được triệu chứng của bệnh, kéo dài thời gian giữa những lần tái phát của bệnh. Triệu chứng Viêm loét đại tràng có thể khác nhau, tùy thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ và nơi xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu, triệu chứng đi kèm của viêm loét đại tràng: Viêm loét trực tràng: Chảy máu trực tràng là dấu hiệu duy nhất. Một số người khác có thể bị đau trực tràng, luôn có cảm giác buốt. Triệu chứng này được coi là có xu hướng nhẹ nhất của viêm loét đại tràng. Viêm trực tràng – đại tràng xích ma: bệnh liên quan đến trực tràng và phần cuối cùng của ruột già, được gọi là đại tràng sigmoid. Các triệu chứng thường gặp như tiêu chảy máu, đau bụng, đau và cảm giác buốt mót. Viêm đại tràng còn lại: tình trạng viêm kéo dài từ trực tràng lên phía bên trái qua và đi xuống ruột già sigmoid. Tiêu chảy ra máu, chuột rút và đau bụng phía bên trái, giảm cân ngoài ý muốn là dấu hiệu và triệu chứng thường gặp Pancolitis: Ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng, pancolitis là nguyên nhân cơn tiêu chảy ra máu có thể là nghiêm trọng, gây đau bụng, mệt mỏi và giảm cân đáng kể. Viêm đại tràng tối cấp: Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng, gây ra đau nặng, tiêu chảy, mất nước và sốc. Chúng còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng bao gồm đứt ruột kết và megacolon, xảy ra khi ruột già trở nên phình to nghiêm trọng. Cần đi khám bác sĩ nếu gặp sự thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu hoặc nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét đại tràng, ví dụ như: Đau bụng. Máu trong phân. Có những cơn tiêu chảy mà không đáp ứng với thuốc. Sốt không rõ nguyên nhân được kéo dài hơn một hoặc hai ngày. Bệnh viêm loét đại tràng thường không gây tử vong, nhưng đó là một căn bệnh nghiêm trọng, trong một số trường hợp, có thể gây ra các biến chứng và đe dọa đến tính mạng. Biện pháp khắc phục Thể dục hàng ngày giúp đẩy lùi bệnh tật (Ảnh minh họa) Bệnh nhân viêm loét đại tràng đôi khi có cảm giác mệt mỏi, chán nản khi đối mặt với bệnh. Để bệnh thuyên giảm, kiểm soát được bệnh, kéo dài thời gian tái phát thì chúng ta cần thay đổi phong cách sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng Một số loại đồ ăn, nước uống có thể làm tăng thêm các triệu chứng, đặc biệt là trong những khi bệnh tái phát. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, nên loại bỏ hoặc hạn chế các loại thức ăn này. Dưới đây là một số những gợi ý trong ăn uống cho người bệnh viêm loét đại tràng: Hạn chế các sản phẩm sữa: Sữa có chứa lactose, không tốt cho người bệnh. Vì vây,hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa. Trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ thực phẩm từ sữa hoàn toàn. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít lactose. Lưu ý, với việc hạn chế lượng sữa, sẽ cần phải tìm canxi của nguồn khác bổ sung. Chất xơ: Đối với người có bệnh viêm ruột, chất xơ có thể làm đau, tiêu chảy và ứ khí tồi tệ hơn. Nên thay đổi cách chế biến, nên thái nhỏ, hấp nướng hoặc làm mềm chúng để tiêu hóa tốt hơn. Loại bỏ những thực phẩm làm cho triệu chứng nặng hơn như bắp cải, đậu và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, bỏng ngô… Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ: Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, để giảm tải cho hệ tiêu hoá Uống nhiều nước hàng ngày, hạn chế đồ uống chứa cồn như rượu bia và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí. Stress Stress không gây ra bệnh viêm ruột nhưng nó có thể làm cho các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn và gây bùng nổ. Khi bị stress, quá trình tiêu hóa bình thường có thể thay đổi, gây ra dạ dày trống chậm hơn và tiết ra axit hơn. Stress cũng có thể tăng tốc hoặc làm chậm việc tiêu hóa ở đường ruột. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong mô ruột. Vì vậy cần học cách để tránh những căng thẳng, mệt mỏi. Một số cách tránh stress bao gồm: Tập thể dục hàng ngày: Giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi căng thẳng,  giúp giảm stress, giảm trầm cảm và bình thường hóa chức năng ruột. Phản hồi sinh học: Kỹ thuật giúp giảm căng thẳng cơ bắp và làm chậm nhịp tim với sự giúp đỡ của một máy phản hồi. Sau đó dạy tạo ra những thay đổi chính mình. Mục đích của việc lamg này là để giúp nhập vào một trạng thái thoải mái để có thể đương đầu dễ dàng hơn với stress. Biện pháp này thường được dạy tại các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế. Thư giãn và tập thở: Thực hiện một số bài tập thở, có thể học yoga, thiền định. Có thể thực hành ở nhà bằng sách hoặc DVD Thôi miên: Làm giảm đau bụng và đầy hơi. Một số cách khác: Thư giãn, nghe nhạc, đọc báo, chơi game, ngâm trong bồn tắm… <Sưu tầm>    

Viêm loét đại tràng - Ăn gì, kiêng gì?

Đối với bệnh nhân viêm loét đại tràng, chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phòng và điều trị bệnh. Thực phẩm phù hợp giảm đi những cơn đau, ngăn sự tái phát của một số triệu chứng. Ngược lại, một số món ăn có thể làm cho tình trạng bệnh ngày trở nên trầm trọng hơn. Bệnh viêm loét đại tràng kiêng gì? Theo những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân viêm loét đại tràng cần có một khẩu phần ăn khoa học. Việc làm này không những giúp triệu chứng của bệnh bớt hoành hành, mà còn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng: Những món ăn chứa nhiều mùi vị hoặc chất thơm như: thịt quay rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và một số những món ăn xào rán nhiều dầu mỡ nên hạn chế đưa vào thực đơn hàng ngày Tránh sử dụng các loại thịt nguội chế biến sẵn như dăm bông, lạp sườn, xúc xích, các loại nước thịt cá đậm đặc. Sữa chua, các thức ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống … người bị viêm loét đại tràng cũng không nên ăn Hạn chế sử dụng các loại gia vị như: dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối… Một số loại trái cây chua, đu đủ chín, táo, chè, cà phê, thuốc lá chứa chất kích thích đều được bác sỹ khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân viêm loét đại tràng. Ăn gì với bệnh nhân viêm loét đại tràng? Viêm loét đại tràng là bệnh về hệ tiêu hóa, do đó cần có một chế độ ăn khắt khe thì quá trình điều trị bệnh mới có được kết quả khảt quan. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh: Các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát. Nhóm thực phẩm này có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày. Thực phẩm giàu chất đạm như thịt , cá nạc… Nhóm rau củ, có thể dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, hoặc các loại rau củ phải ăn chín, để tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhóm thực phẩm ít mùi vị như tinh bột. Người bệnh có thể dùng cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo. Sử dụng một lượng ít dầu ăn sống cũng có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. <Sưu tầm>    

Bài viết nổi bật

Loading...