• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Lý do gây đầy bụng, sôi bụng và cách khắc phục

Đầy bụng, sôi bụng là biểu hiện thường gặp của đường tiêu hóa. Triệu chứng này kéo dài không rõ nguyên do khiến người bệnh lo lắng không biết cơ thể mình có đang mắc phải một bệnh lý nào đó hay không? Để giúp bạn tìm hiểu  nguyên nhân gây đầy bụng, sôi bụng, bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Lý do gây đầy bụng, sôi bụng và cách khắc phục 1

Nguyên nhân gây đầy bụng, sôi bụng

Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng, sôi bụng, đa phần từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày hoặc cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý nào đó. Cụ thể như sau:

Ăn uống không lành mạnh

Ăn uống không lành mạnh 1

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây đầy bụng, sôi bụng. Khi ăn các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, ngũ cốc nguyên hạt, sử dụng bia, rượu, nước ngọt có ga… gây  kích thích sinh hơi trong đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng sôi bụng, đầy bụng.

Ngoài ra, thói quen ăn uống không khoa học, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nuốt nhiều không khí, lâu ngày tích tụ trong hệ tiêu hóa dẫn đến sôi bụng.

Tâm lý căng thẳng

Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (đây là bộ phận kiểm soát quá trình tiêu hóa). Vì vậy, tâm lý không ổn định ảnh hưởng khá nhiều đến nhu động ruột, gây cản trở khả năng miễn dịch của ruột. Ngoài ra, stress kéo dài cũng góp phần gây ra hàng loạt triệu chứng về tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, sôi bụng, trào ngược, rối loạn tiêu hóa…

Rối loạn vi khuẩn đường ruột

Rối loạn vi khuẩn đường ruột 1

Rối loạn vi khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, thiếu hụt lợi khuẩn gây ra rối loạn tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp trục trặc, từ đó gây tình trạng đầy bụng, sôi bụng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…

Rối loạn tiêu hóa

Đầy bụng, sôi bụng có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn tiêu hóa khi ăn các loại thực phẩm tái, sống, như rau sống, tiết canh, gỏi… Hoặc ăn những loại thực phẩm không hợp vệ sinh, bảo quản không tốt, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng…

Dấu hiệu nhận biết của rối loạn tiêu hóa:

  • Đau bụng, đau lâm râm hoặc dữ dội từ hạ sườn trái, cơn đau lan ra sau lưng.
  • Rối loạn đại tiện: táo bón, tiêu chảy.
  • Chướng bụng, đầy bụng.
  • Sôi bụng ục ục từng cơn.
  • Người bệnh chán ăn, đắng miệng.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích 1

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt là một rối loạn thường gặp gây suy giảm chức năng đại tràng. Bệnh thường gặp ở những người có chế độ ăn uống thất thường, mệt mỏi, stress kéo dài. Triệu chứng đầy bụng, sôi bụng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện dễ nhận biết:

  • Chướng bụng, đầy hơi, căng tức vùng bụng.
  • Sôi bụng ùng ục liên tục, thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng.
  • Đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng, đau nhiều sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
  • Rối loạn đại tiện: Sống phân, phân lỏng, nát, có nhầy hoặc không.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh.

Xem thêm: 10 Dấu hiệu cảnh báo hội chứng ruột kích thích cần chú ý

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy tổn thương khu trú và phát triển ở phần niêm mạc đại tràng. Bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trung niên thường xuyên lạm dụng thuốc, nhiễm khuẩn đường ruột, táo bón kéo dài hoặc mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa. Ngoài triệu chứng đầy bụng, sôi bụng thì viêm đại tràng còn có một số biểu hiện nhận biết:

  • Đau bụng âm ỉ, đau quặn thắt hoặc đau từng cơn nhất là sau khi ăn.
  • Bụng sôi ùng ục kèm đầy hơi, chướng bụng.
  • Rối loạn đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy, sống phân, có thể lẫn máu hoặc dịch nhầy.

Viêm đại tràng 1

Đau dạ dày

Đau dạ dày hay còn được gọi là đau bao tử là tình trạng dạ dày (bao tử) bị tổn thương do viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu của viêm loét dạ dày là do chế độ ăn uống, lối sống hoặc do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng. Một số bệnh đau dạ dày thường gặp như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm hang vị dạ dày…

Bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện:

  • Đau bụng thượng vị khu vực trên rốn, dưới xương ức.
  • Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu.
  • Sôi bụng ùng ục, tiếng sôi bụng rõ hơn khi đói nên dễ bị nhầm lẫn chứng sôi bụng của bệnh dạ dày với sôi bụng khi dạ dày rỗng.
  • Nôn ra máu, đi ngoài phân đen khi viêm loét dạ dày nặng.

Triệu chứng của đau dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu gây suy nhược cơ thể. Tình trạng này không được can thiệp kịp thời có thể gây biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như: viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Cách xử lý khi bị đầy hơi, sôi bụng

Để hỗ trợ điều trị điều trị đầy bụng, sôi bụng, bạn có thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ hoặc  tham khảo một số bài thuốc dân gian. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh mà các biện pháp điều trị cũng khác nhau. Nếu đầy bụng, sôi bụng không do bệnh lý, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian, căn chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, nếu do mắc bệnh lý, người bệnh nên tham khảo một số loại thuốc tây để điều trị dứt điểm.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống 1

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng đầy bụng, sôi bụng. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, trước hết, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống theo gợi ý sau:

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây sản sinh hơi như: bắp cải, cải xoong, cải xoăn, kẹo ngọt, bánh mì…
  • Ăn thực phẩm có tác dụng chống đầy hơi như tỏi.
  • Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, súp, bưởi, táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Tránh ăn những thực phẩm gây khó tiêu như: thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng.
  • Không ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất được tốt hơn.

Khi đã áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học mà tình trạng đầy bụng, sôi bụng vẫn không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên đi khám để được xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị cụ thể, tránh tình trạng triệu chứng dai dẳng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc 1

Tùy theo nguyên nhân bệnh lý gây đầy bụng, sôi bụng mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Hội chứng ruột kích thích: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, giảm rối loạn đại tràng, thuốc chống đầy hơi, thuốc chống táo bón, cầm tiêu chảy…
  • Viêm đại tràng: Tùy thuộc vào triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm, giảm đau co thắt, giảm tiêu chảy, thuốc Corticosteroid…
  • Bệnh đau dạ dày: Bác sĩ thường chỉ định thuốc chống sôi bụng, giảm đầy hơi bằng nhóm thuốc trung hòa dịch vị, thuốc kháng Histamin H2…
  • Rối loạn tiêu hóa: Sử dụng một số kháng sinh như Metronidazol Ciprofloxacin, Tetracyclin… Sau 3 ngày sử dụng không thuyên giảm, người bệnh nên khám lại để được điều chỉnh thuốc.
Sử dụng thuốc Tây điều trị thường mang lại tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, nên tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng để có hiệu quả nhanh nhất.

Áp dụng mẹo tại nhà

Để giảm chứng đầy bụng, sôi bụng thông thường, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tại nhà. Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí và khá hiệu quả.

Chườm nóng

Áp dụng mẹo tại nhà 1

Phương pháp chườm nóng giúp lưu thông máu, giãn mạch và giảm kích thích thần kinh. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, sôi bụng nhanh chóng.

Bạn có thể chườm nóng bằng cách sử dụng túi chườm, khăn hoặc chai nước ấm áp lên vùng bụng khó chịu đến khi hết cảm giác sôi bụng. Nếu sử dụng chai nước ấm nên bọc qua một lượt khăn lót để tránh bỏng rát da bụng. Thực hiện chườm trong khoảng 5 – 10 phút từ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp bụng thoải mái hơn.

Massage bụng

Theo nghiên cứu, massage bụng giúp giải phóng endorphin, từ đó giảm đầy bụng, sôi bụng và đau bụng giúp làm giảm áp lực từ ổ bụng và giúp hoạt động tiêu hóa được thuận lợi hơn.

Người bệnh có thể massage bụng nhẹ nhàng khu vực xung quanh rốn, trên rốn, dưới rốn. Massage trong khoảng 5 phút cho khu vực bụng nóng lên, mỗi ngày thực hiện massage 2 lần sẽ giúp cải thiện sôi bụng, đầy hơi một cách nhanh chóng.

Sử dụng gừng

Áp dụng mẹo tại nhà 2

Theo nghiên cứu, gừng có khả năng ức chế hoạt động của histamin và acetylcholin, từ đó làm giảm các cơn co thắt cơ trơn ở ruột và đẩy lùi trạng sôi bụng.  Ngoài ra, gừng cũng có tính chống viêm, giảm đau và kích thích tiêu hóa nên nó đẩy lùi tình trạng đầy bụng, chướng bụng hiệu quả.

Người bệnh có thể lấy 60g gừng đem nướng lên rồi giã nát ra. Bọc gừng trong miếng vải rồi đắp lên bụng khoảng 1 – 2 tiếng sẽ giảm nhanh tình trạng đầy bụng, sôi bụng.

Ăn sữa chua

Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin, axit lactic, probiotic, lợi khuẩn lactobacillus acidophilus… giúp giảm tích tụ khí trong đường ruột, từ đó hạn chế tình trạng đầy bụng, sôi bụng hiệu quả.

Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng sữa chua trắng, không đường để cải thiện tình trạng sôi bụng, đầy bụng một cách tốt nhất.

Áp dụng mẹo tại nhà 3

Uống trà thảo dược

Trà thảo dược cũng là phương pháp giúp giảm đầy bụng, sôi bụng được nhiều người áp dụng bởi trà thảo dược có tác dụng thư giãn, chống co thắt cơ trơn, cải thiện nhanh tình trạng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Một số loại trà thảo dược bạn có thể sử dụng như:

  • Trà bạc hà
  • Trà gừng
  • Trà hoa cúc…

Xem nhiều hơn: Một số mẹo chữa sôi bụng đơn giản mà hiệu quả

Đầy bụng, sôi bụng là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng đầy bụng, sôi bụng kéo dài kèm theo các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa thì người bệnh nên tới ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe bạn đang gặp phải. Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, tránh trường hợp tự ý mua thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Hotline Hướng dẫn mua hàng
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.