Táo bón- Bệnh thông thường nhưng nguy hiểm
Táo bón bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Bệnh táo bón có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì là bệnh thông thường nên không nhiều người chú ý chữa trị bệnh này một cách triệt để. Tuy nhiên, nếu táo bón mãn tính sẽ gây ra các bệnh khác cho người bệnh.
Táo bón lâu ngày có thể gây ngộ độc cho cơ thể
Chất thải ứ trệ ở ruột già quá lâu sẽ gây ra quá trình thẩm thấu ngược vào cơ thể thông qua thành ruột. Có thể gây ngộ độc cho người mắc bệnh táo bón. Táo bón lâu ngày khiến làn da của bạn trở nên thô ráp, mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn, sạm da, và còn tích tụ chất béo nguy hiểm cho cơ thể.
Táo bón lâu ngày có thể gây ra ung thư ruột già
Đây là kết luận của nhóm nghiên cứu tại Mayo Clinic, Mỹ. Cụ thể, các bác sĩ theo dõi 28.854 bệnh nhân bị chứng táo bón mãn tính và 86.562 người bình thường không bị táo bón mãn tính với tuổi trung bình là 61,9. Sau một năm theo dõi, các bác sĩ ghi nhận: những người bị táo bón mãn tính có tỉ lệ mắc ung thư ruột già cao hơn người không bị táo bón đến 1,59 lần, đồng thời tỉ lệ mắc khối u lành tính ruột già cũng cao hơn 2,6 lần.
Táo bón gây bệnh Trĩ
Khi bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng phải chịu áp lực và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt các tĩnh mạch ở trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng từ đó, hình thành nên bệnh trĩ.
Những bệnh nhân táo bón khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức hơn người bình thường, khi đó, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng, phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra.
Những người bị táo bón nặng thậm chí có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân chuyển xuống dưới, lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ.
Khi bị táo bón, phân khô và cứng đi qua hậu môn, kéo căng vùng da hậu môn và kéo rạn các nếp gấp bởi một lớp niêm mạc cực mỏng. Hơn nữa, phân cứng và khô dễ làm tổn thương lớp niêm mạc hậu môn gây chảy máu.
Táo bón lâu ngày gây ra nứt kẽ hậu môn
Người bị táo bón phân cứng, khó đại tiện, gây khó khăn khi đi vệ sinh. Mỗi lần đi vệ sinh là hậu môn bị căng cứng, cùng với việc dặn mạnh kéo dài khiến hậu môn bị rách, tình trạng này kéo dài sẽ gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn
Đối với người mắc bệnh táo bón nhất là táo bón mãn tính cần có biện pháp chữa trị kịp thời để không phát sinh các vấn đề sức khỏe khác.