Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói chung, chế độ ăn uống còn tác động không nhỏ đến khả năng phục hồi của những người bị bệnh trĩ. Vậy chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ ra sao, người bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng những loại thực phẩm gì là tốt nhất? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp nhé.

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ: Nên ăn gì và kiêng ăn gì? 1

Mối liên hệ giữa ăn uống và bệnh trĩ

Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Nhất là những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn chiên rán, lười ăn rau xanh, chế độ ăn quá nghèo nàn hoặc quá ít chất xơ sẽ  gây ảnh cho chức năng tiêu hóa trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó, thức ăn sẽ khó có thể chuyển hóa được và dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

Những người thường xuyên ăn quá nhiều đồ cay nóng, thực phẩm khó tiêu cũng khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, tiêu hóa chậm. Cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón và hình thành nên bệnh trĩ sau này.

Chính vì vây, chế độ ăn uống hàng ngày có mối liên hệ khá mật thiết với bệnh trĩ. Việc cải thiện khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp cần được tiến hành cùng lúc với quá trình điều trị bệnh để hỗ trợ nâng cao hiệu quả và góp phần ngăn ngừa trĩ ngoại tái phát trở lại.

Người bệnh trĩ nên ăn uống gì?

Dù bạn bị trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp thì cũng đều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Với tất cả những người bệnh trĩ, để cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bạn cần thay đổi thói quen ăn uống phù hợp. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị trĩ nên tăng cường bổ sung cho cơ thể:

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày 1

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn cần uống khoảng 2 lít nước. Nước rất quan trọng đối với cơ thể, giúp thức ăn được chuyển hóa và tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp thải độc cơ thể, tránh được tình trạng táo bón thường xuyên khiến bệnh trĩ trở nặng. Người bị trĩ nên tăng cường uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay thế nước lọc bằng các loại trái cây tươi để bổ sung thêm cả chất xơ và vitamin cho cơ thể.

Thực phẩm giàu chất xơ

Đây là dưỡng chất quan trọng trong việc điều hòa hệ thống tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ có tác dụng làm mềm, bở phân, giúp cho việc đào thải phân dễ dàng hơn. Chất xơ được chia làm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

  • Chất xơ hòa tan là những chất xơ khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng gel, bao gồm các rau củ như: rau đay, mồng tơi, thanh long…
  • Chất xơ không hòa tan sẽ không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, bao gồm các loại như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây khác….

Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung một lượng chất xơ vừa đủ chứ không nên lạm dụng ăn quá nhiều, vì chất xơ có tính giữ nước, khi cơ thể dư thừa chất xơ sẽ làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược. Có nhiều trường hợp phải phẫu thuật ruột để giải quyết tắc nghẽn đường ruột.

Sử dụng thực phẩm nhuận tràng

Sử dụng thực phẩm nhuận tràng 1

Bổ sung thực phẩm nhuận tràng là một trong những yếu tố “then chốt” giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm nhuận tràng như:

  • Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền…
  • Một số loại củ quả như chuối, dưa hấu, táo, khoai lang,…
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
  • Các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có lợi cho người bị bệnh trĩ.
  • Gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, hạn chế thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần chú ý là dư thừa chất này có thể gây nên viêm ở động và tĩnh mạch, nhất là khu vực hậu môn.
  • Một số thức ăn giàu magie cũng có tác dụng nhuận tràng: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Thực phẩm giàu sắt

Khi bị trĩ thường đi kèm biểu hiện đi ngoài ra máu, vì vậy bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt sẽ giảm thiểu được nguy cơ thiếu máu cho cơ thể. Các thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), …

Bị bệnh trĩ không nên ăn gì?

Bên cạnh việc quan tâm đến những loại thực phẩm giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, bạn cũng cần phải tránh sử dụng những loại thực phẩm gây áp lực cho hệ tiêu hóa như:

Đồ ăn mặn, nhiều muối

Đồ ăn mặn, nhiều muối 1

Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.

Đồ ăn cay nóng

Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế,… Người bệnh trị tuyệt đối không nên dùng. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn.

Các chất kích thích

Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga,…. Làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh trĩ cần đặc biệt tránh xa.

Ăn quá nhiều đường và tinh bột

Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột. Dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn.

Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo

Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo 1

Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Ăn quá nhiều thịt

Thịt là thực phẩm cung cấp nhiều đạm (protein) cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều chất xơ, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều thịt dễ dẫn đến táo bón.

Để điều hòa việc ăn uống hợp lý, nên chế biến thịt chung với rau xanh nhiều chất xơ và các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu (với lượng nhỏ) để cơ thể có thể tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.

Các sản phẩm từ sữa

Một số sản phẩm làm từ sữa như kem, bơ sữa chứa các chất bảo quản không phù hợp với những người có đường tiêu hóa yếu, dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Có một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ. Thêm vào đó để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tốt nhất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời.

Ngoài lựa chọn thực phẩm tốt và tránh xa các thực phẩm có hại thì người bệnh trĩ cũng cần lưu ý về cách xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày. Nên ăn thành nhiều bữa và không nên ăn quá no trong một bữa, tránh tạo áp lực cho vùng bụng và vùng hậu môn. Cùng với đó là nên duy trì luyện tập thể dục thường xuyên, tập các bài tập nhẹ nhàng hoặc môn thể thao yêu thích nhưng không vận động quá mạnh và quá nhiều. Tránh ngồi nhiều một chỗ. Đây là cách tốt nhất để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh trĩ và ngăn cho bệnh tiến triển nặng hơn.

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...