Chế độ ăn uống cho người viêm đại tràng
Viêm đại tràng là căn bệnh chủ yếu cho thói quen ăn uống, sinh hoạt gây nên. Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh vật ở ruột. Do đó thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị viêm đại tràng.
Viêm đại tràng gây viêm nhiễm niêm mạc, tổn thương thần kinh, rối loạn hệ vi khuẩn ruột làm thay đổi về số lượng chung của từng loại vi khuẩn gây rối loạn quá trình lên men và thối rữa, dẫn đến sự mẫn cảm của cơ thể với hệ vi khuẩn (tăng số lượng kháng thể nội sinh đối với kháng nguyên của ruột)
Tất cả những yếu tố trên dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột. Thay đổi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc.
Nguyên tắc chế độ ăn uống bệnh viêm đại tràng:
Người bệnh viêm đại tràng cần ăn uống đa dạng, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng sau:
- Chất đạm (protein): 1g/kg.ngày; các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm: thịt nạc, cá nạc, sữa chua, đậu tương…
- Năng lượng : 20-35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân
- Chất béo : hạn chế ăn chất béo không quá 15g/ngày
- Uống đủ nước, muối khoáng và các vitamin
Thông tin thêm: Tràng phục linh – Hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính
Ăn uống theo triệu chứng của bệnh:
Những ngày không đau : để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ khi bệnh chưa “dở chứng”.
Khi bị táo bón : người bệnh không nên ăn thức ăn nhiều chất béo, tăng cường ăn chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…) Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.
Khi bị tiêu chảy: cần tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.
Không dùng chất kích thích, đồ uống có ga : những thực phẩm có chất kích thích như cà phê, chocolate, trà… đều phải kiêng
Hạn chế các sản phẩm từ sữa : trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.
Hạn chế mỡ : tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid : Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene… có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Lưu ý : Bệnh viêm đại tràng có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).
Tóm lại
Người viêm đại tràng nên ăn các loại thức ăn nào?
- Gạo, khoai tây.
- Thịt nạc, cá, sữa đậu nành, sữa không có lactose, sữa chua.
- Khi ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, trứng nên ăn ít một và ăn ngay sau khi chế biến.
- Các loại rau xanh nhiều lá: rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần rau non để ăn.
- Các rau họ cải: bắp cải, củ cải.
Không nên ăn, uống các loại thực phẩm sau:
- Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, dưa cà muối rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) nhằm chống tiêu chảy vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này do đó ăn sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
- Tránh dùng những thức ăn cứng như: rau sống, ngô hạt, măng…ảnh hưởng xấu đến vết loét. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào rán.
Ngọc Thủy