Cảnh giác với đường gân xanh ngoằn nghèo nổi ở bắp chân
Những đường gân xanh ngoằn nghèo nổi rõ ở phần bắp chân kèm thêm nhức mỏi, tê chân, buồn chân là giấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh “ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN” nhưng lại rất ít người biết đến. Rất nhiều người sau khi hỏi mới thú nhận rằng họ chị nghĩ do mình béo da bị căng nên các gân xanh nổi lên, hay có người lại nghĩ đấy là biểu hiện bình thường không cần để ý đến… Chỉ đến khi các các triệu chứng gặp phải nặng lên từng mảng loằn ngoằn vào nhau kèm nhức mỏi, te buốt và mất ngủ thường xuyên mới tá hỏa đi khám.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thắng, BV Đại học Y Hà Nội, những biểu hiện nêu trên là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường xảy ra với những người đứng nhiều, ngồi nhiều, vận động quá mức, phụ nữ sau sinh…Bác sỹ cũng chia sẻ thêm suy giãn tĩnh mạch chân không có biểu hiện lâm sang đặc trưng và chỉ biểu hiện âm thầm nên rất ít người phát hiện sớm mình đang mắc bệnh
Các biểu hiện có thể nhận diện của bệnh này là:
- Những đường mạch máu nhỏ dạng mạng nhện hay những đường gân xanh ngoằn nghèo tạo thành từng búi nằm sát ngay dưới da chi dưới như khoeo, cẳng chân, bắp chân, cổ chân và rất ít trường hợp gặp ở đùi
- Mỏi chân, nặng chân, tê buốt chân, cảm giác bị kiến bò, nóng chân và ngứa chân nhất là vào ban đêm. Nặng hơn nữa có thể gây phù ở mắt cá chân, màu da ở chân thay đổi, da bị chàm hóa
- Có khi có thể gây mệt mỏi, mất ngủ
Suy giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà có thể gây biến chứng nặng nề về tim mạch. Suy giãn tĩnh mạch khiến máu bị ứ đọng lâu trong lòng tĩnh mạch sẽ gây nên cục máu đông. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu sẽ trôi đi theo dòng tuần hoàn đi khắp nơi trong cơ thể nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp thì rất dễ gây tắc nghẽn đặc biệt ở các mao mạch não có thể gây thiếu máu não, nhũn não hoặc động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim thậm chí gây nên tử vong.
Các lưu ý với bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân
- Hạn chế đứng hoặc đi lại quá nhiều. Nên luyện đi bộ chậm hoặc bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Hạn chế đi giày cao gót quá cao, quá lâu
- Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (theo xu hướng vuốt dọc trở lên từ bàn chân lên cẳng chân) đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông tốt hơn.
- Khi đi ngủ nên kê cao chân bằng một chiếc gối mềm, độ cao thích hợp để không làm khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Hiện nay chưa có bất kỳ thuốc nào có thể chữa suy giãn tĩnh mạch chân. Các biện pháp chủ yếu sử dụng khi điều trị là sử dụng nẹp cá nhân, dùng các thuốc từ thảo dược có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, tăng lưu thông máu như cây hoa hòe, hạt dẻ ngựa hay củ mài…
Xem thêm: “Thông tin chi tiết về sản phẩm tĩnh mạch khang“
Lohha.com.vn tổng hơp