Cơ - Xương khớp

Hoạt chất KAG-1 giúp đẩy lùi bệnh xương khớp

Như các bạn đã biết, bệnh xương khớp là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Từ xa xưa đã có nhiều phương thuốc nhằm khắc chế căn bệnh này, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Với mong muốn đưa công nghệ đến với cuộc sống, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh cho người dân, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và chiết xuất thành công tinh chất KAG-1 từ củ Địa liền – Một hoạt chất hoàn toàn mới có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt. Thành công của đề tài đã mang lại tin vui cho những người không may mắc phải căn bệnh này. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với PGS.TS Lê Minh Hà – chủ nhiệm đề tài “Chiết xuất KAG-1 từ cây Địa liền”, của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, thuộc Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam.   – Xin chào TS. Lê Minh Hà, thưa Tiến sĩ, trước tiên Tiến sĩ có thể chia sẻ lý do vì sao Tiến sĩ tiến hành nghiên cứu này được không ạ? TS Lê Minh Hà: “Lý do chúng tôi nghiên cứu cây Địa liền và tìm cách chiết tách hoạt chất KAG-1 là bởi: Địa liền từ rất lâu đã được sử dụng trong dân gian để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Người dân thường dùng Địa liền ngâm với rượu để xoa bóp những chỗ xương khớp bị đau, nhức mỏi và có sự cải thiện đáng kể.  Đây là một trong những vị thuốc rất quý trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cổ xưa. Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu của chúng tôi tập trung đi sâu tìm kiếm, phát hiện các thành phần có hoạt tính tốt của cây Địa liền để nâng cao hiệu quả sử dụng và tác dụng chữa bệnh của thảo dược Địa liền. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện trong cây địa liền có hoạt chất KAG-1 có tác dụng giảm đau và chống viêm rất tốt đối với bệnh xương khớp. Hơn thế nữa, khi làm nghiên cứu so sánh tác dụng của KAG-1 với thuốc giảm đau Efferagant và thuốc chống viêm Indomethacin, 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lí xương khớp hiện nay, kết quả đều cho thấy KAG-1 cho kết quả đáp ứng tốt hơn”.   KG-1 được chiết tách từ củ Địa liền – Theo như chuyên mục được biết thì từ việc nghiên cứu tìm ra quy trình chiết tách KAG-1 ở qui mô phòng thí nghiệm đến việc triển khai áp dụng quy trình vào sản xuất thực tiễn trải qua rất nhiều khó khăn. TS. Lê Minh Hà có thể chia sẻ rõ hơn cho quý thính giả được biết không? TS Lê Minh Hà: “Vì KAG-1 là chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp. Cái khó nhất trong quy trình chiết xuất KAG-1 là kiểm soát được nhiệt độ ở tất cả các công đoạn quy trình công nghệ: từ quá trình chiết xuất, cô đặc cho đến quá trình tinh chế sản phẩm. Để vừa đảm bảo được hiệu suất chiết xuất, vừa bảo toàn được hoạt tính của KAG-1. Việc chiết xuất KAG-1 ở quy mô công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Để chiết xuất được hoạt chất KAG-1 ở qui mô phòng thí nghiệm thì không quá khó khăn, nhưng khi áp dụng ở qui mô sản xuất công nghiệp thì gặp rất nhiều vấn đề. Tôi cùng các cộng sự đã mất nhiều năm liền nghiên cứu để tìm ra được điều kiện tối ưu có thể đáp ứng được ở quy mô sản xuất công nghiệp. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là tìm ra được loại dung môi chiết xuất an toàn, phù hợp và kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình tinh chế hoạt chất”. – Vâng, quả là một nghiên cứu phức tạp đúng không ạ. TS có thể cho biết thêm về tiêu chí lựa chọn hàm lượng KAG-1 khi đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp không ạ? TS Lê Minh Hà: “Dù là hoạt chất nào đi nữa, một khi đã đưa vào sản xuất thì ngoài tiêu chí hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn cho người bệnh. Vậy nên trong suốt quá trình nghiên cứu tìm ra hàm lượng KAG-1 giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả, chúng tôi luôn làm thêm đánh giá về tính an toàn của hoạt chất này. Hiện nay, nhiều loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs mà nhiều bệnh nhân đang sử dụng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây loét dạ dày, thường phải dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày khác. Bản thân những người có tiền sử viêm loét dạ dày cũng phải hạn chế hơn khi sử dụng các loại thuốc tây này. Rất may mắn là hàm lượng KAG-1 mang lại tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả mà chúng tôi ghi nhận được cũng nằm trong giới hạn an toàn cho người bệnh. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu từ các nhà khoa học khác trên thế giới. Vậy nên KAG-1 có thể đưa vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp với liều lượng phù hợp, người bệnh có thể an tâm sử dụng.” Vâng, theo như chia sẻ của TS. Lê Minh Hà thì đây quả là tin vui cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp đúng không ạ. Tin vui nữa là hiện nay KAG-1 đã được Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chuyển giao công nghệ và ứng dụng đưa vào sản xuất thành sản phẩm có tên gọi Khương Thảo Đan. Để hiểu rõ hơn về KAG-1 và Khương Thảo Đan, quý vị có thể gọi tới hotline 0936185995. Nguồn: Khuongthaodan.vn

Người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?   Khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp khó khăn, thậm chí đau đơn trong các hoạt động thể dục thể thao. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng người bị thoát vị không nên vận động nhiều mà chỉ nên nghỉ ngơi. Đây là một quan niệm khá sai lầm bởi khi không duy trì được chế độ vận động, cơ thể con người sẽ trở nên thiếu linh hoạt, dẫn đến nhiều tình trạng xấu khác. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng thoát vị. Có khá nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó đi bộ là một sự lựa chọn khá thích hợp bởi đây là một phương thức vận động đơn giản và dễ thực hiện. Đi bộ sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai cũng như giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, nó có thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến mô cột sống, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị. Người bị bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?   Bên cạnh phương pháp đi bộ, chạy bộ cũng là một bài tập được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Có khá nhiều người cho rằng chạy bộ sẽ gây ra áp lực lớn cho cột sống, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế chạy bộ tác động không đáng kể đến cột sống, mà còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp. Chạy bộ với một cường độ hợp lý và có đai lưng hỗ trợ sẽ nâng cao sự linh hoạt xương khớp và giảm các cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chọn các đường chạy bằng phẳng hoặc chạy bằng máy nhằm hạn chế các lực tác động lên xương sống. Cách đi bộ hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm Đi bộ theo một chu trình hợp lý sẽ đưa đến hiệu quả giảm đau cũng như điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ theo phương thức sau đây: Đi bộ thư giãn, hai tay và hai vai thả lỏng khi di chuyển Giữ cơ thể thẳng khi đi bộ, không ngửa về sau hay chúi về trước quá nhiều Khi đi vung 2 tay thoải mái và đều đặn với một biên độ vừa phải Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng mới là là mũi chân Đi bộ kết hợp hít thở sâu và đều đặn Lưu ý dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ   Nếu không đi bộ đúng cách và có cường độ đi hợp lý, phương thức đi bộ có thể là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những vấn đề sau để đi bộ hiệu quả nhất. Tham khảo bác sĩ điều trị để lựa chọn hình thức đi bộ tốt nhất, tránh tình trạng bệnh nặng hơn khi đi bộ sai cách. Lựa chọn giày và trang phục thoải mái khi đi bộ. Các đôi giày phải đảm bộ sự vừa vặn và thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt nên chọn các loại giày thiết kế riêng cho đi bộ. Quần áo thoải mái, vừa vặn, không quá rộng hay quá chật. Bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, nó sẽ giúp cơ thể làm quen hơn với chế độ luyện tập. Khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi và thực hiện động tác điều hòa sau khi thực hiện xong chu trình đi bộ. Thời gian đi bộ lý tưởng là 10 – 20 phút và địa điểm phù hợp là các con đường bằng phẳng, không quá dốc hay nhiều vật cản. Khi đi bộ người bệnh cần duy trì nhịp thở đều đặn và cố gắng giữ tư thế tiêu chuẩn, chú ý không dồn quá nhiều sức khi đi bộ. Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi một ít phút trước khi tiếp tục. Mức độ đi bộ tối đa cho người bệnh là từ 1.5km – 2km, tránh việc hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến cột sống. Đi bộ là một trong những bài tập vận động hữu hiệu nhất dành cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Phương thức luyện tập này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bên cạnh các biện pháp điều trị khác. Bạn nên kết hợp các bài tập luyện với chế độ ăn uống hợp lý nhằm đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.  

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân đau thần kinh tọa, tìm được nguyên nhân nào gây bệnh cho mình chính là bước đầu trong việc điều trị bệnh hiệu quả 1.Thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau thần kinh tọa chính là thoát vị đĩa đệm. Đây là trường hợp bao xơ của đĩa đệm thắt lưng (nằm ở giữa hai đốt sống lưng) bị rách, khiến cho nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài. Lớp nhân nhầy này một khi đã thoát ra sẽ chèn ép lên nhóm dây thần kinh nằm quanh cột sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau đớn dữ dội, cơn đau có thể lan sang phần mông và hai chân. Các vị trí đĩa đệm thường bị thoát vị là l4, l5 và s1. 2. Bệnh cột sống bẩm sinh Một số người từ khi mới sinh ra đã bị một số chứng bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống hay hẹp cột sống bẩm sinh… Những dị tật này khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hẹp không gian của cột sống, vô tình gây sức ép lên dây thần kinh tọa nói riêng. Dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng bởi bệnh cột sống bẩm sinh cũng gây đau đớn như khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng, lồi. 3. Viêm nhiễm chấn thương cột sống Một số trường hợp có xương sống bình thường nhưng chẳng may gặp phải một số tai nạn như va đập, té ngã mạnh vào phần cột sống. Những tác động mạnh này có thể khiến cho cột sống bị viêm nhiễm, khiến xương bị rạn nứt, gãy vỡ, phần bao xơ của đĩa đệm cũng vỡ theo… gây tác động lên dây thần kinh tọa. Đây là dạng đau thần kinh tọa cần phải được chữa trị đồng thời với các thương tổn của cột sống. 4. U tủy U màng não tủy: u màng não tủy thường xuất hiện ở những người từ 40 tới 70 tuổi, chiếm 25% trong số các chứng u ống sống. Các khối u màng não tủy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu dọc theo cột sống. Tuy khá hiếm nhưng khối u dạng này vẫn có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn ở vùng thắt lưng hoặc hai chân. U dây thần kinh tủy: U dây thần kinh tủy cũng là một dạng khối u ở ống sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì khối u dạng này có thể gây áp lực lên cho các dây thần kinh được bắt nguồn từ tủy sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Viêm màng nhện tủy khu: Viêm màng nhện có thể được gây ra bởi quá trình phẫu thuật tủy sống hoặc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm màng não. Đây cũng được xem như một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng thắt lưng. Viêm màng nhện gây đau thần kinh tọa là nguyên nhân khá hiếm và thường bị chẩn đoán sai. 5. Các nguyên nhân hiếm gặp khác Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch được xếp vào nhóm bệnh lý mãn tính, có thể xem đây như một dạng lão hóa của cơ thể. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van bên trong tĩnh mạch bị hư hại, dẫn tới máu bị chảy lệnh hướng thông thường. Lúc này, thay vị được bơm lên tim từ phía chân thì máu lại chạy ngược lại, làm cho thành tĩnh mạch bị giãn ra. Tĩnh mạch bị giãn làm cho đây thần kinh s1 và l5 trở nên to hơn bình thường, gây đau đớn khắp vùng dưới thắt lưng. Phì đại tuyến chằng vàng: Dây chằng vàng có một vị trí khá quan trọng trong hệ xương khớp. Thực chất thì đây là một tập hợp các sợi đàn hồi màu vàng rất đặc trưng. Dây chằng vàng có tác dụng duy trì đường cong sinh lý vùng cột sống, giúp cột sống duỗi thẳng được sau khi gập người. Bên cạnh đó thì dây chằng vàng còn làm giảm áp lực của các bộ phận lên các đĩa đệm. Một khi dây chằng vàng bị phì đại thì chẳng những chúng không làm giảm mà còn khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, làm màng nhầy bên trong bị tràn ra và ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh tọa. Với các nguyên nhân đau thần kinh tọa từ phổ biến tới hiếm gặp vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được phần nào về chứng bệnh phiền toái này. Nguồn: khuonwgthaodan.com

Cảnh giác với đường gân xanh ngoằn nghèo nổi ở bắp chân

Những đường gân xanh ngoằn nghèo nổi rõ ở phần bắp chân kèm thêm nhức mỏi, tê chân, buồn chân là giấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh “ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN” nhưng lại rất ít người biết đến. Rất nhiều người sau khi hỏi mới thú nhận rằng họ chị nghĩ do mình béo da bị căng nên các gân xanh nổi lên, hay có người lại nghĩ đấy là biểu hiện bình thường không cần để ý đến… Chỉ đến khi các các triệu chứng gặp phải nặng lên từng mảng loằn ngoằn vào nhau kèm nhức mỏi, te buốt và mất ngủ thường xuyên mới tá hỏa đi khám. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thắng, BV Đại học Y Hà Nội, những biểu hiện nêu trên là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh thường xảy ra với những người đứng nhiều, ngồi nhiều, vận động quá mức, phụ nữ sau sinh…Bác sỹ cũng chia sẻ thêm suy giãn tĩnh mạch chân không có biểu hiện lâm sang đặc trưng và chỉ biểu hiện âm thầm nên rất ít người phát hiện sớm mình đang mắc bệnh Các biểu hiện có thể nhận diện của bệnh này là: Những đường mạch máu nhỏ dạng mạng nhện hay những đường gân xanh ngoằn nghèo tạo thành từng búi nằm sát ngay dưới da chi dưới như khoeo, cẳng chân, bắp chân, cổ chân và rất ít trường hợp gặp ở đùi Mỏi chân, nặng chân, tê buốt chân, cảm giác bị kiến bò, nóng chân và ngứa chân nhất là vào ban đêm. Nặng hơn nữa có thể gây phù ở mắt cá chân, màu da ở chân thay đổi, da bị chàm hóa Có khi có thể gây mệt mỏi, mất ngủ Suy giãn tĩnh mạch  không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà có thể gây biến chứng nặng nề  về tim mạch.  Suy giãn tĩnh mạch khiến máu bị ứ đọng lâu trong lòng tĩnh mạch sẽ gây nên cục máu đông. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu sẽ trôi đi theo dòng tuần hoàn đi khắp nơi trong cơ thể nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp thì rất dễ gây tắc nghẽn đặc biệt ở các mao mạch não có thể gây thiếu máu não, nhũn não hoặc động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim thậm chí gây nên tử vong. Các lưu ý với bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân Hạn chế đứng hoặc đi lại quá nhiều. Nên luyện đi bộ chậm hoặc bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày Hạn chế đi giày cao gót quá cao, quá lâu Nên xoa bóp nhẹ nhàng hai chân (theo xu hướng vuốt dọc trở lên từ bàn chân lên cẳng chân) đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để làm cho máu lưu thông tốt hơn. Khi đi ngủ nên kê cao chân bằng một chiếc gối mềm, độ cao thích hợp để không làm khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hiện nay chưa có bất kỳ thuốc nào có thể chữa suy giãn tĩnh mạch chân. Các biện pháp chủ yếu sử dụng khi điều trị là sử dụng nẹp cá nhân, dùng các thuốc từ thảo dược có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, tăng lưu thông máu như cây hoa hòe, hạt dẻ ngựa hay củ mài… Xem thêm: “Thông tin chi tiết về sản phẩm tĩnh mạch khang“ Lohha.com.vn tổng hơp

Bài viết nổi bật

Loading...