Bụng dưới cứng ấn vào đau - Tuyệt đối không nên chủ quan
Bụng dưới cứng ấn vào thấy đau khiến người bệnh hoang mang lo sợ không biết nguyên nhân do đâu? Có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào không? Để giúp người bệnh hiểu hơn về nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục, dưới đây là một số thông tin chia sẻ người bệnh có thể tham khảo.
Mục lục
Lý giải bụng dưới cứng ấn vào đau là bệnh gì?
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là hiện tượng xuất hiện viêm nhiễm tại niêm mạc thành trong của ruột non và ruột già hay bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa. Bệnh thường do các nguyên nhân như: rối loạn tiêu hóa, lạm dụng thuốc kháng sinh, căng thẳng lo âu kéo dài…
Bệnh Corhn thường biểu hiện bằng các cơn đau bụng mãn tính, đi ngoài, sốt… Do dính ruột, hạch mạc treo phì đại, xuất hiện lỗ rò bên trong hoặc hình thành áp xe nên bụng dưới nổi cục cứng, ấn vào thấy đau, khối cục cứng kích thước vừa phải.
Tùy theo tình trạng bệnh khác nhau mà bệnh Corhn xuất hiện những triệu chứng khác nhau như:
- Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Bụng sôi ùng ục sau khi ăn.
- Tiêu chảy nặng.
- Suy dinh dưỡng, sụt cân.
Bệnh Crohn thường tiến triển dần dần, không bộc lộ triệu chứng, một vài trường hợp triệu chứng bùng phát không báo trước. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan, không điều trị khiến tình trạng viêm ruột lan rộng, gây nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng.
Hội chứng ruột kích thích
Bụng dưới cứng ấn vào thấy đau có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Đây là một rối loạn tiêu hoá chức năng được đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa mà không tìm thấy tổn thương thực thể nào.
Hiện tượng bụng nổi cục cứng phía dưới bên phải, ấn vào thấy đau đi kèm với rối loạn đại tiện, phân lỏng hoặc rắn xen kẽ có thể là hệ quả của tăng nhu động ruột, gò u lên, có thể biến mất rồi lại nổi lên.
Triệu chứng đi kèm của bụng cứng ấn vào thấy đau là:
- Đi đại tiện mót, táo bón, tiêu chảy.
- Chướng bụng, đầy hơi, căng chướng.
- Đi ngoài xong thì cơn đau giảm bớt.
- Phân không dính máu.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ bùng phát như:
- Ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
- Tâm lý lo lắng, căng thẳng kéo dài.
- Xuất hiện vi sinh vật, vi khuẩn trong đường ruột.
- Lạm dụng thuốc.
Mặc dù hội chứng ruột kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, các triệu chứng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Bệnh dễ tái phát, kéo dài dai dẳng nhưng không gây tổn thương thực thể nên rất khó xác định tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Để có phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào mô tả triệu chứng kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học để ngăn ngừa triệu chứng bùng phát.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào của dạ dày phát triển bất thường gây mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) dẫn đến hình thành các khối u. Khi ung thư dạ dày ở giai đoạn nặng xuất hiện các khối u khiến bụng dưới cứng ấn vào đau, các cục cứng có thể nằm ở vùng bụng trên, bụng dưới, ranh giới không rõ ràng.
Ngoài dấu hiệu bụng dưới cứng án vào đau, ung thư dạ dày còn có một số dấu hiệu cảnh báo như:
- Đau bụng xuất hiện từng đợt.
- Chướng bụng, đầy bụng bất thường.
- Sau khi ăn thấy khó chịu, buồn nôn, ợ nóng, ợ rát, khó nuốt.
- Nôn ra máu.
- Đi ngoài ra phân đen hoặc phân dính máu.
Khi thấy xuất hiện nhứng triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn tiển nặng và khó điều trị.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là những khối u cơ phát triển trên thành tử cung của phụ nữ. U xơ là dạng u lành tính (hiếm khi chúng phát triển thành ung thư). U xơ tử cung thường phát triển đơn lẻ hoặc có nhiều khối trên bề mặt tử cung. Chúng đa dạng về kích thước, có một số trường hợp phát triển thành khối u rất lớn.
Khối u xơ tử cung phát triển to khiến người bệnh có cảm giác bụng dưới cứng ấn vào đau, thấy nặng nề, bụng to bất thường như đang mang thai. Bên cạnh đó, bệnh u xơ tử cung còn có một số biểu hiện:
- Chảy nhiều máu bất thường hoặc đau đớn khó chịu khi đến kì kinh.
- Bụng dưới to.
- Đau mỏi lưng,
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu nhiều.
- Khi mang thai, chuyển dạ, u xơ tử cung có thể gây các biến chứng, nguy cơ mổ bắt thai cao gấp 6 lần.
U xơ tử cung có thể gây ra ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cho chị em như: thiếu máu, tổn thương thận, thâm chí là gây sảy thai, vô sinh. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường chị em nên chủ động đi khám, đặc biệt nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
☛ Xem thêm: Nguyên nhân gây u xơ tử cung chị em cần biết
Bệnh lao ruột
Bệnh lao ruột là bệnh lý lao nằm trong bộ máy tiêu hóa của người, bệnh có nhiều triệu chứng nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Nguyên nhân của lao ruột chủ yếu do trực khuẩn lao gây nên, bệnh có tỷ lệ biến chứng lớn.
Bệnh lao ruột có thể tạo thành khối viêm ở ổ bụng, kích thước lớn và cứng gây bụng dưới cứng ấn vào đau, táo bón tiêu chảy, sốt…
Bệnh lao ruột có khả năng lây lan nhanh nên rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu, tỷ lệ chữa khỏi rất cao. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao ruột, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị theo phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là tình trạng các tế bào ung thư bắt đầu khởi phát ở trực tràng, chúng phát triển, xâm lấn tại trực tràng và lan sang các bộ phận khác của cơ thể, khi đó gọi là di căn.
Ung thư trực tràng giai đoạn đầu thường xuất hiện khối cục ở trực tràng bên phải, khối thể tích cứng to nhỏ khác nhau, có thể sờ nắn được, sờ bên ngoài cảm giác giống một đốt dây thừng, có thể di động. Nếu ung thư trực tràng giai đoạn cuối, cục cứng sẽ cố định, không di chuyển, lúc này người bệnh có dấu hiệu bụng dưới cứng ấn vào thấy đau, có thể đau quặn hoặc cơ bụng co cứng.
Ung thư trực tràng giai đoạn đầu ít dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, khi bệnh đến giai đoạn sau thường có biểu hiện rõ rệt hơn như:
- Đau bụng âm ỉ, bụng dưới cứng ấn vào đau, có khi đau quặn.
- Đi ngoài mót, có chất nhầy máu lẫn trong phân.
- Đi ngoài táo bón hoặc phân lỏng kéo dài, đau tức hậu môn.
- Mệt mỏi toàn thân.
Các triệu chứng của ung thư trực tràng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng, khó điều trị.
☛ Xem thêm: Lý giải nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn.
Bụng dưới cứng ấn vào đau khi nào cần gặp bác sĩ?
Một số trường hợp bụng dưới cứng ấn vào thấy đau có thể cải thiện tại nhà nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy có khối cứng lạ, cơn đau dữ dội, bộc phát và kéo dài thì cần đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Đặc biệt, bụng dưới cứng ấn vào đau kèm theo một số triệu chứng: sốt, buồn nôn, nôn, đau dữ dội quanh khối u thì cần được cấp cứu ngay lập tức.
Cần làm gì khi bụng dưới cứng ấn vào đau?
Như chia sẻ ở trên, bụng dưới cứng ấn vào thấy đau do rất nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, để giảm nhanh cơn đau, người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Massage bụng
Masage bụng là phương pháp điều trị nhẹ nhàng, không xâm lấn mang lại nhiều lợi ích như: thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh, giảm đau, đầy hơi, khó tiêu… Để cải thiện tình trang bụng dưới cứng ấn vào đau, người bệnh có thể massage theo hướng dẫn sau:
- Nằm ngửa thoải mái, để lộ bụng.
- Dùng dầu làm nóng xoa nhẹ lên khắp vùng bụng.
- Mở rộng bàn tay, đặt hai tay chồng lên nhau tiến hành massage nhẹ nhàng với lực vừa phải vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ.
- Dùng lực ấn vừa phải giúp kích thích vị trí bụng dưới cứng.
- Các động tác lặp lại khoảng 3 – 5 phút.
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng lưu thông máu đến các khu vực, làm giãn nở các mạch máu. Từ đó, giúp cải thiện triệu chứng bụng dưới cứng ấn vào thấy đau, giảm chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Cách thực hiện phương pháp chườm nóng như sau:
- Có thể sử dụng túi chườm khăn mặt, chai lọ…
- Cắm túi chườm cho nóng lên hoặc đun nước sôi khoảng 50 – 60 độ cho vào chai, lọ đậy kín nắp.
- Đặt túi chườm hoặc chai lọ bọc qua một lượt khăn hay dùng khăn mặt nhúng nước ấm, vắt sơ qua đặt lên bụng dưới.
- Giữ nguyên vị trí khoảng 1 – 2 phút, có thể đậy một lớp khăn mỏng lên để giữ nhiệt được lâu hơn.
Uống trà thảo dược
Từ xa xưa, trà thảo dược được dùng để giảm đau, thư giãn bởi các hoạt chất trong trà thảo dược giúp giảm đau co thắt, ngăn ngừa vi sinh vật, kích thích tiêu hóa và thư giãn thần kinh ruột. Người bệnh có thể sử dụng một số loại trà thảo dược để cải thiện tình trạng bụng dưới cứng ấn vào thấy đau như:
- Trà gừng.
- Trà cam thảo.
- Trà hoa cúc…
Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Để cải thiện tình trạng bụng dưới cứng ấn vào đau và ngăn ngừa triệu chứng tái phát, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt theo gợi ý dưới đây:
- Bổ sung nước đầy đủ, tối thiểu 2 lít nước/ngày.
- Bổ sung rau củ, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ.
- Loại bỏ những loại thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng, dầu mỡ.
- Tránh các loại nước đóng chai, nhiều phẩm màu, nước có ga, có cồn.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, căng thẳng, stress kéo dài.
- Tạo thói quen vận động thể thao hợp lý phù hợp với sức khỏe.
- Có thói quen khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.
Sử dụng thuốc
Bên cạnh các biện pháp cải thiện bụng dưới cứng ấn vào đau như chia sẻ bên trên, tùy theo nguyên nhân mà người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc chống táo bón (thuốc nhuận tràng): Sử dụng thuốc chứa thành phần hoạt chất như: magie hydroxit hoặc polyethylene glycol giúp đi ngoài dễ dàng hơn.
- Thuốc kiểm soát co thắt cơ: Thuốc chứa hoạt chất Eluxadoline giúp làm dịu cơn đau bụng, giảm tiêu chảy, giảm co thắt và tăng trương lực cơ ở trực tràng.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc giảm đau: ibuprofen hoặc acetaminophen.
- Thuốc kháng sinh.
- Bổ sung sắt.
Bụng dưới cứng ấn vào đau do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo triệu chứng đau mà người bệnh cần chú ý đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng khó lường. Bên cạnh đó, người bệnh nên có kế hoạch khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm bệnh để việc điều trị mang lại hiệu quả cao.
Bài viêt liên quan