• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Tiêu chảy do rotavirus có biểu hiện gì? Cách phòng trị?

Rotavirus là một trong những tác gây gây tiêu chảy cấp phổ biến. Tiêu chảy do rotavirus là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, lây truyền qua đường tiêu hóa với khả năng lây nhiễm rất cao. Con số lây nhiễm khá cao đặc biệt ở các nước đang phát triển. Đặc biệt, bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin nhưng không nhiều trẻ được chủng ngừa.

Tiêu chảy do rotavirus có biểu hiện gì? Cách phòng trị? 1

Tiêu chảy do Rotavirus là gì?

Tiêu chảy do rotavirus là bệnh tiêu chảy cấp tính, tác nhân gây bệnh là rotavirus. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp, có thể dẫn tới tử vong ở trẻ nhỏ. Virus rota là một chủng virus dạng vòng, có 7 nhóm bao gồm A, B, C, D, E, F và G. Trong đó, nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Nhóm A hay gặp nhất và thường gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em, nhóm B, C thường gây ra các vụ dịch lẻ tẻ, gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành.

Rotavirus có khả năng tồn tại ở môi trường, có thể sống hàng giờ trên bàn tay và trên các bề mặt rắn. Đặc biệt, rotavirus có thể sống ổn định và gây bệnh khi sống trong phân 1 tuần. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Tiêu chảy do Rotavirus là gì? 1

Trẻ em là đối tượng dễ mắc tiêu chảy do rotavirus.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế Thế giới, bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca tiêu chảy do virus rota ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Vì vậy, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng.

Tại nước ta, theo nhiều nghiên cứu virus rota là nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy ở trẻ. Đây là bệnh lý phổ biến đứng thứ hai, chỉ sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ. Ở miền nam, bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất vào tháng 3 và 9. Ở miền Bắc, bệnh thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân, khi thời tiết mưa lạnh và ẩm ướt. Theo thống kê, hàng năm số trẻ tử vong do virus rota chiếm 4 – 8% tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy do rotavirus

Triệu chứng bệnh tiêu chảy do rotavirus 1

Sau khi nhiễm rotavirus khoảng 1 – 2 ngày, trẻ có các biểu hiện rõ ràng như:

  • Nôn ói: Đây là dấu hiệu đầu tiên, trẻ bị nôn mửa rất nhiều nước trước tiêu chảy khoảng 6 – 12 giờ và có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày. Dấu hiệu này sẽ giảm dần trước khi tiêu chảy xuất hiện.
  • Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng toàn nước, có màu xanh dưa cải, có thể có nhầy và không có máu. Tiêu chảy tăng dần những ngày sau đó, kéo dài khoảng thời gian từ 3 – 9 ngày.
  • Dấu hiệu mất nước: Khô môi, mắt trũng, khát nhiều, li bì hay kích thích vật vã, quấy khóc. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng và nguy hiểm, có thể dẫn tới khô kiệt do mất nước và mất muối, trụy mạch và tử vong nếu không bù nước kịp thời.
  • Nhiễm toan chuyển hóa: thở mạnh, sâu, môi đỏ.
  • Dấu hiệu hạ Kali: chướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim, nhược cơ toàn thân.
  • Trẻ sút cân do mất nước, ăn uống kém.
  • Một số trẻ còn có dấu hiệu như sốt, ho, sổ mũi…

Đường lây truyền tiêu chảy do rotavirus

Tiêu chảy cấp do rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua đường phân – miệng và tay – miệng. Virus rota có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn cầu thang hoặc trên da… Trẻ bị nhiễm virus rota do tiếp xúc với nguồn phân của người đang nhiễm. Trẻ bị nhiễm rotavirus thông qua bàn tay nhiễm bẩn của mình. Khi cầm nắm hoặc chạm vào đồ chơi hay bề mặt có chứa virus này rồi đưa lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh.

Trẻ bị nhiễm virus rota đào thải một lượng siêu vi rất lớn, mỗi 1ml phân của trẻ bị tiêu chảy cấp do rotavirus có thể chứa hơn 10.000 tỷ rotavirus. Trong khi đó, chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người.

Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm rotavirus, tuy nhiên thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Trong 5 năm đầu đời, hầu hết trẻ đều bị nhiễm bởi loại virus này. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc virus rota ở trẻ nhỏ thường là:

  • Tiếp xúc với nguồn bệnh bao gồm tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp qua các vật dụng, đồ ăn… có thể nhiễm virus rota.
  • Trẻ bú bình, ăn uống không hợp vệ sinh như đồ ăn bị ô nhiễm, bảo quản thức ăn không đảm bảo vệ sinh…
  • Nguồn nước bị nhiễm virus rota.
  • Phân và chất thải chứa virus rota không được xử lý đúng cách.
  • Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến, trước khi cho trẻ ăn.

Biện pháp chẩn đoán tiêu chảy do rotavirus

Biện pháp chẩn đoán tiêu chảy do rotavirus 1

Để chẩn đoán tiêu chảy cấp do rotavirus ở trẻ em, cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các kỹ thuật cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Lâm sàng:

Trẻ có các triệu chứng tiêu chảy kéo dài, buồn nôn, sốt, đau bụng, có thể ho và chảy nước mũi. Trẻ có dấu hiệu mất nước, nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali máu.

Cận lâm sàng:

Có 3 nhóm xét nghiệm chính để chẩn đoán bệnh như:

Chẩn đoán nhanh phát hiện virus hoặc kháng nguyên: Lấy mẫu phân trong tuần đầu tiên của bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh sau đó dùng kỹ thuật hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp,…

Chẩn đoán phát hiện ARN của virus rota: lấy mẫu phân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng, lấy huyết thanh và dùng kỹ thuật PCR để thực hiện xét nghiệm.

Chẩn đoán huyết thanh học: lấy máu tĩnh mạch và chắt lấy huyết thanh để làm xét nghiệm.

Làm gì khi bị tiêu chảy do Rota virus?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus. Kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với tiêu chảy cấp do rotavirus. Bù nước qua đường uống, chế độ ăn uống thích hợp vẫn là phương pháp điều trị cơ bản.

Bù nước và điện giải

Bù nước và điện giải 1

Uống nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất do nôn và tiêu chảy. Có thể dùng nước lọc, nước cháo muối, nước gạo rang hoặc cho trẻ uống oresol pha theo đúng hướng dẫn ghi trên gói thuốc. Cho uống từng thìa nhỏ, ngụm nhỏ để tránh nôn trớ. Trường hợp trẻ không ăn uống được, người mệt lả cần đưa tới cơ sở y tế để bù dịch bằng đường truyền dịch.

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn từng thìa nhỏ. Không nên ép trẻ cố ăn, nếu trẻ nôn trớ nên cho trẻ nghỉ rồi ăn chậm hơn. Hạn chế thức ăn, đồ uống có nhiều đường như sữa tươi, bánh kẹo công nghiệp… vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ bởi các thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột. khiến phân không thải ra ngoài, virus sẽ ứ đọng lâu hơn gây chướng bụng, tắc ruột, nhiễm trùng, nhiễm độc, thậm chí gây tử vong.

Nếu sau 3 ngày mà trẻ không đỡ hoặc xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ đi khám:

  • Trẻ đi ngoài nhiều, phân tóe nước, ăn uống kém.
  • Bị sốt cao liên tục không hạ.
  • Mắt trũng sâu, khô miệng, cả giác khát nước.
  • Nôn liên tục.
  • Có máu trong phân.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus như thế nào?

Tiêu chảy cấp do rotavirus lây lan rất nhanh, trẻ bị bệnh nên nghỉ học cho tới khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho trẻ khác. Để phòng ngừa tiêu chảy rotavirus cần thực hiện các biện pháp như sau:

  • Giữ vệ sinh tay: Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, người trông trẻ cần rửa tay khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn, trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Không để trẻ bò lê la trên bàn, ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Vệ sinh nguồn nước, lau rửa nhà cửa, vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn, lau rửa toilet, bồn cầu khi trẻ bị tiêu chảy đi vệ sinh.
  • Ăn uống và chế biến thức ăn đúng cách, giữ gìn vệ sinh khi cho trẻ bú.
  • Tã lót, chất nôn của trẻ cần được cho vào bao nilon, buộc chặt kín rồi cho vào thùng rác.
  • Trẻ em từ 2 tháng tuổi nên được uống dự phòng vắc xin rota

Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là vắc xin. Trẻ có thể uống vắc xin ngừa virus rota ngay từ 6 tuần tuổi. Cha mẹ cần lưu ý, hoàn tất lịch uống càng sớm càng tốt cho trẻ trước 6 tháng tuổi để trẻ có đầy đủ miễn dịch bước vào giai đoạn có nguy cơ cam nhiễm virus rota từ 6 tháng đến 2 tuổi. Phác đồ uống ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gồm 2 liều hoặc 3 liều tùy theo loại vắc-xin, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tuần.

Phòng bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus như thế nào? 1

Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus.

Lợi ích của việc uống vắc-xin Rotavirus theo các nghiên cứu :

  • Giảm tỉ lệ mắc bệnh 74-87%.
  • Giảm khoảng 85- 100% số trường hợp tiêu chảy do Rota virus nặng.

Tại nước ta, tiêu chảy do virus rota được xếp vào danh sanh 1 trong 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Do đó, cha mẹ nên lưu ý kỹ những triệu chứng khi trẻ nhiễm virus rota để có biện pháp xử lý kịp thời.

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.