Thực phẩm nhiều vitamin B3
Vitamin B3 tham gia vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người đặc biệt là quy trình tạo năng lượng. Vitamin B3 rất cần thiết cho quá trình sản xuất các hormon đặc biệt là hormon sinh dục nam và nữ, ngăn chặn biến dạng ADN, bảo vệ cơ thể chống lại những độc tố và hóa chất đọc hại.
Vitamin B3 (vitamin PP hay nicotinamide) khi sử dụng liều cao, nó giúp tăng cường của các tế bào miễn dịch để tiêu diệt các mầm bệnh từ loại vi khuẩn Staphylococcus nhanh hơn khoảng 1.000 lần trong thời gian khoảng một vài giờ. Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm, quan sát trên động vật và trong các mẫu máu của con người. Kết quả cho thấy rằng, khi chịu ảnh hưởng của vitamin B3 (nicotinamide) trong máu làm tăng số lượng thành phần của tế bào máu là bạch cầu (bạch cầu trung tính), giúp các tế bào này hoạt động mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn có hại.
Các nhà khoa học giải thích thêm, sử dụng nicotinamide trong việc diệt trừ vi khuẩn Staphylococcus có hiệu quả hơn khi dùng các loại thuốc kháng sinh mới hiện nay. Dùng thuốc kháng sinh quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là đường tiêu hóa, giảm dần các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Một số bác sĩ đã cảnh báo việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây nên hiện tượng kháng thuốc làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó nếu dùng nicotinamide sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến đường ruột mà vẫn có thể giữ lại được nhiều vi khuẩn có lợi. Tác giả công trình nghiên cứu, giáo sư Adrian Gombart nói: “Công trình nghiên cứu này là một tín hiệu rất khả quan và đầy hứa hẹn cho y học thế giới. Hiện nay, chúng tôi đang từng bước thử nghiệm trên người và sớm đưa ra kết quả”.
Nhiễm khuẩn tụ cầu mấy năm gần đây đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đăc biệt, môi trường phát triển mầm bệnh là ở nơi đông người như: trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, nhà tù… Nó có thể gây ra nhiều bệnh, nếu nhẹ thì chỉ là nhiễm trùng da (mụn, nhọt), hay có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm (viêm phổi, viêm màng não, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc, sốc nhiễm độc và nhiễm trùng huyết). Và nhiễm khuẩn tụ cầu vẫn là một nguyên nhân chính, phổ biến nhất trong bệnh viện gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật.
Ăn gì để hợp lý hóa lượng vitamin B3?
Thực phẩm nhiều vitamin b3
Vitamin B3 (còn có tên gọi là niacin) là vitamin thuộc họ vitamin B, tan trong nước và cần bổ sung vào cơ thể hàng ngày. Có hai loại vitamin B3 được gọi là “nicotinic acid” và nicotinamide (hay gọi là niacinamide). Vitamin B3 có trong các loại thực phẩm như: cá, gạo, lúa mạch, mỳ spaghetti, khoai tây, sữa, phô-mai, đậu phụ, bơ, đậu, nấm, rau chân vịt, trứng, cá thu, gà, tôm… Bạn có thể giữ lại vitamin B3 (niacin) trong thức ăn nếu không đun nấu quá kỹ.
Vitamin B3 có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất của cơ thể và chuyển hóa năng lượng từ glucose và chất béo ra ngoài. Phân nửa vitamin B3 được sử dụng bởi cơ thể được tổng hợp từ các loại thức ăn có chứa protein, trong khi đó một nửa còn lại đi từ các thức ăn có chứa sẵn vitamin B3.
Lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể hàng ngày là khoảng 15-20mg. Ngược lại, ăn quá nhiều các thức ăn có chứa vitamin B3 có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, ra mồ hôi liên tục, đau dạ dày, hại gan… Lượng tối đa một người trưởng thành có thể chịu đựng được dừng ở mức 35mg niacin/ngày. Nếu nhiều hơn, bạn cần phải có đơn của bác sỹ.