Sụp mí mắt có thể là biểu hiện của bệnh nhược cơ

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nhưng một đôi mắt đẹp chưa chắc đã là một đôi mắt khỏe mạnh. Sụp mí mắt chính là một trong những nguyên nhân khiến cho đôi mắt của bạn không khỏe. Vậy nguyên nhân của sụp mí mắt là gì? Có phải do bệnh lý hay không?

sụp mí

Biểu hiện của sụp mí mắt

Sụp mí mắt dễ nhận thấy nhất với các biểu hiện bao gồm: mắt (một bên hoặc cả hai) không mở lớn được, mí mắt che phủ con ngươi. Dưới đây là những dấu hiệu có thể biết được rằng mắt đã bị sụp mí mắt trên:

  • Bạn mở mắt khó khăn, nhiều lúc  phải ngẩng đầu hay nhăn trán mới có thể nhìn được.
  • Mí mắt trên sa trễ xuống, khiến mắt có nhiều nếp gấp mí trên.
  • Mi trên sa trễ qua cả bờ mi và che một phần lòng đen, che trục nhìn của mắt.

 

Các dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn bị sụp mi nặng gồm:

  • Lông mi hướng xuống dưới
  • Mất nếp gấp mi trên
  • Cơ trán bị co rút
  • Để nhìn, bạn phải ngửa hẳn cổ ra sau
  • Thị lực bị giảm đi đáng kể, tầm nhìn bị hạn chế
  • Thử nghiệm lật mi, nếu mi trên luôn ở tư thế đã bị lật chứng tỏ cơ nâng mi yếu hay không còn hoạt động.

 

Nguyên nhân sụp mí mắt

Nguyên nhân sụp mí mắt được chia làm hai nhóm chính là sụp mí mắt bẩm sinh và sụp mí mắt mắc phải.

Sụp mí mắt bẩm sinh: Nguyên nhân này chiếm 55-75%. Trẻ bị sụp mí mắt bẩm sinh có thể là do trong quá trình mang thai, bào thai bị tổn thương một phần dây thần kinh chi phối cơ nâng mi hoặc liệt dây thần kinh chi phối các vấn đề về mắt và thị lực, sụp mí mắt bẩm sinh không chỉ gây các ảnh hưởng đến mắt mà còn gây ra các tật khúc xạ về mắt.

Sụp mí mắt mắc phải: Chiếm 25% các ca sụp mí mắt và được chia làm 5 nhóm với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

  1. Sụp mí mắt do tổn thương thần kinh, liệt vận nhãn. Với các mức độ như:
  • Liệt dây thần kinh số III, kèm theo liệt vận nhãn, mất cảm giác;
  • Hội chứng khe dơi, nhãn cầu bên tổn thương bất động nhìn thẳng, mi mắt bị sụp, đồng tử giãn, mất cảm giác, tê bì. Nguyên nhân do liệt các dây thần kinh số III, IV, V, VI cùng bên.
  • Hội chứng đỉnh hố mắt: gồm hội chứng khe dơi kèm theo các tổn thương thị thần kinh
  • Hội chứng xoang hang: sụp mí, nhãn cầu đứng yên, đồng tử giãn, mất cảm giác mạc, tê bì vùng thuộc dây thần kinh số V, mắt bị lồi, không đẩy thụt nhãn cầu vào được, nghe ở vùng mắt và thái dương có tiếng thổi.
  • Hội chứng cuống não: Liệt dây thần kinh III cùng bên gây nên hội chứng Weber , liệt nửa người đối diện; liệt dây thần kinh số III gây nên hội chứng Benedick, run chân tay bên đối diện
  1. Sụp mí mắt do thần kinh – cơ: Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh nhược cơ. Bệnh thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 60 tuổi. Bệnh tăng lên khi mệt mỏi, buổi chiều sụp nhiều hơn buổi sáng, ngoài ra người bệnh còn gặp các vấn đề khác về thị lực như song thị
  2. Sụp mí mắt do cân cơ: Tình trạng này thường chỉ gặp ở người cao tuổi, chức năng cơ giảm đi do tuổi già, mí mắt bị sụp khi nhìn xuống, nếp gấp da mi cao hơn bình thường, mi mỏng, sụp mí mắt nặng hoặc nhẹ.
  3. Sụp mí mắt do chấn thương: Bạn có thể sẽ bị sụp mi vĩnh viễn nếu gặp các chấn thương đụng dập hoặc đâm xuyên vào cân cơ. Hoặc bạn gặp các biến chứng sau phẫu thuật hốc mắt và phẫu thuật thần kinh.
  4. Sụp mí mắt do tác nhân cơ giới: Nguyên nhân là do u, sa da mi, bệnh lý sẹo như xơ hóa cơ, mắt hột, bỏng.

Ảnh hưởng của sụp mí mắt tới sức khỏe

Cơ thể chúng ta là một thể thống nhất vô cùng kì diệu, mỗi cơ quan có một chức năng chuyện biệt riêng, không có cơ quan nào là thừa. Và mi mắt là một bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ thị giác của chúng ta cũng như góp phần tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt.

Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, tình trạng này gây ảnh hưởng không chỉ thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cả chức năng thị giác của chúng ta. Vì khi mí mắt sẽ che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi làm hạn chế tầm nhìn, lâu dài sẽ gây giảm sức nhìn do nhược thị, cong vẹo cổ do bạn phải ngửa cổ ra sau mới có thể nhìn rõ. Mắt và mí mắt có liên kết chặt chẽ với nhau, nếu mí mắt bị tổn thương, gây áp lực lên nhãn cầu cũng có thể gây ra các vấn đề về thị giác.

Việc điều trị sụp mí mắt cũng cần phải dựa vào từng nguyên nhân cụ thể và cá nhân hóa trên từng bệnh nhân chứ không phải người bệnh nào cũng giống nhau.

Tóm lại, sụp mí mắt có thể do một số nguyên nhân bệnh lý như tổn thương thần kinh, liệt cơ, nhược cơ…Sụp mí mắt do nhược cơ là biểu hiện ban đầu của bệnh nhược cơ. Một căn bệnh tự miễn mà đến nay y học vẫn chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...