Hói đỉnh đầu có chữa được không?
Hói đỉnh đầu khiến bạn cảm thấy tự ti về mái tóc của mình. Vậy hói đỉnh đầu có chữa được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị hói đỉnh đầu nhé.
Mục lục
Hói đỉnh đầu là gì?
Hói đỉnh đầu là vùng tóc phía trên đỉnh đầu bị rụng nhiều và lộ ra những mảng nhỏ da đầu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến vùng hói lan rộng ra và tạo thành mảng da đầu nhẵn bóng ở phần đỉnh đầu.
Tình trạng hói đỉnh đầu có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng xuất hiện ở nam giới sớm hơn ở nữ giới.
Nguyên nhân dẫn đến hói đỉnh đầu
Không phải tự nhiên phần tóc ở đỉnh đầu lại bị rụng nhiều và gặp khó khăn trong việc mọc lại. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau gây ra.
Mất cân bằng nội tiết tố
Theo nghiên cứu, các chuyên ra đã cho rằng sự gia tăng nồng độ hormone DHT (Dihydrotestosterone) là “thủ phạm trực tiếp” gây ra tình trạng hói đầu.
Bình thường cơ thể chúng ta sản sinh rất ít hormone DHT. Tuy nhiên, khi nồng độ testosterone hoặc estrogen bị giảm sút, cơ thể sẽ tăng sản xuất DHT. Khi nồng độ hormone này tăng cao kích thích tuyến bã nhờn ở chân tóc tiết ra nhiều dầu hơn gây bít tắc nang tóc, khiến chúng bị yếu và dễ gãy rụng hơn.
Hơn thế nữa, DHT còn gắn với các thụ thể ở nang tóc khiến nang tóc bị thu nhỏ, ngăn chặn sự phát triển của tóc, tóc mọc ra bị yếu và dễ gãy rụng.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là những chất thiếu yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Dù chỉ cần hàm lượng rất nhỏ, nhưng nếu bổ sung thiếu những dưỡng chất này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trong đó có cả tóc.
Yếu tố di truyền
Yếu tố gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đỉnh đầu. Những người có ông, bà, bố, mẹ bị bệnh rụng tóc hói đầu sẽ có nguy cơ gặp phải triệu chứng này cao hơn so với bình thường.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người có bố bị hói đầu thì có nguy cơ bị là 50%, khi có cả bố và ông đều bị thì nguy cơ hói lên tới 100%. Đối với những người có tiền sử gia đình bị hói nên chú ý chăm sóc tóc nhiều hơn để quá trình rụng tóc, hói đầu diễn ra chậm hơn.
Sử dụng nhiều hóa chất lên tóc
Việc sử dụng quá nhiều hóa chất làm tóc liên tục trong một khoảng thời gian ngắn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc, hói đầu. Bởi những hóa chất này có thể phá vỡ cấu trúc của tóc, tóc khô xơ, yếu và dễ gãy rụng.
Stress
Khi cơ thể bị stress kéo dài sẽ kích thích tuyến thượng thận sản sinh ra nhiều hormone cortisol để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi cortisol tăng cao hơn so với bình thường sẽ ức chế quá trình sản xuất hormone sinh sản là testosterone hoặc estrogen.
Chính vì lý do này mà bạn thường xuyên bị rụng tóc, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng hói đỉnh đầu.
Một số bệnh lý
Đối với một số bệnh nhân đang gặp phải tình trạng nấm, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp, viêm nhiễm da đầu, buồng trứng đa nang. Hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thần kinh, suy nhược cơ thể có thể gặp phải tình trạng rụng tóc, hói đỉnh đầu.
Hói đỉnh đầu có chữa được không?
Nếu trường hợp hói đỉnh đầu do căng thẳng trong cuộc sống hoặc do dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm rụng tóc, bạn có thể giữ tâm lý thoải mái hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc có thể giảm bớt tình trạng hói đầu.
Với trường hợp hói đỉnh đầu do thiếu dưỡng chất có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý và khoa học có thể chấm dứt được tình trạng này.
Một số trường hợp rụng tóc do rối loạn hormone trong cơ thể cần phải điều trị bằng thuốc hoặc một số phương pháp chuyên sâu để giúp giảm tình trạng tóc rụng và nhanh mọc lại.
Hói do di truyền không thể tự khỏi, tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có thể điều trị cải thiện triệu chứng nhằm làm chậm quá trình rụng. Tuy nhiên hiệu quả ít hay nhiều phụ thuốc phần lớn vào yếu tố nội tiết của bản thân người bệnh. Trước tiên, cần có giải pháp ngăn chặn kịp thời các yếu tố làm ức chế sự tồn tại các nang tóc, từ đó mặc dù rụng tóc nhưng khả năng tóc mọc lại vẫn còn hi vọng.
Người bệnh có thể sử dụng các thuốc kích thích mọc tóc như Finasteride, Minoxidil. Tuy nhiên, thuốc sẽ hết hiệu quả sau khi ngưng sử dụng.
Bên cạnh đó, hói dầu ở một vùng diện tích lớn có thể điều trị thẩm mỹ bằng biện pháp cấy tóc. Nhiều người cũng sử dụng tóc giả để cải thiện vẻ bề ngoài của mình.
Ngoài ra, liệu pháp laser liều thấp cũng đã được FDA cấp phép nhưng về hiệu quả lâu dài còn cần nghiên cứu thêm.
Các biện pháp cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu
Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, để cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu bạn có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên như:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Để hạn chế tình trạng rụng tóc và kích thích tóc mọc lại, chế độ ăn uống lành mạnh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự của tóc sẽ được bổ sung vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình.
Thực phẩm giàu kẽm
Khi bổ sung kẽm vào cơ thể sẽ cân bằng lại nồng độ hormone trong cơ thể. Đồng thời giúp tái tạo tế bào khiến cho các nang tóc gắn kết chặt chẽ lại với nhau hơn. Số số loại thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể lựa chọn như: thịt bò, tôm, sò, các loại hạt,…
Thực phẩm giàu protein
Thành phần chủ yếu đề hình thành lên tóc là protein. Nếu cơ thể thiếu protein sẽ dẫn đến tình trạng tóc bị yếu, khô xơ và dễ gãy rụng. Để sợi tóc mọc ra được khỏe mạnh và không bị rụng đi bạn cần bổ sung đầy đủ protein bằng các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
Thực phẩm giàu sắt
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu – giúp mang oxy và dưỡng chất đến các cơ quan trong cơ thể. Khi đủ máu, oxy và các dưỡng chất sẽ được phân tán đền các bộ phận, trong đó có cả tóc.
Nếu cơ thể thiếu sắt nghĩa là tóc sẽ không có đủ oxy và dưỡng chất để phát triển. Do đó, cải thiện tình trạng hói đỉnh đầu bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt vào trong chế độ ăn của mình. Sau đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều sắt: trứng, thịt bò, chà là, nho khô, rau cải xoăn, ngũ cốc,…
Sử dụng dầu gội phù hợp
Đối với những người bị hói đỉnh đầu cần chú ý lựa chọn loại dầu gội phù hợp. Khi bạn sử dụng một loại dầu gội mà gặp phải tình trạng rụng tóc nặng hơn hoặc xuất hiện một số triệu chứng dị ứng phải dừng lại ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên đổi một loại dầu thích hợp với cơ địa của mình hơn, hoặc có thể lựa chọn một số loại dầu gội ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc lại như: Biotin & Collagen, Kaminomoto, Alpecin, Bigoo Natural Oringin, Moroccanoil Moisture Repair Shampoo, Hairburst For Longer Stronger Hair,…
Chải đầu đúng cách
Để hạn chế tình trạng rụng tóc bạn không nên chải tóc lúc ướt. Bởi đây là lúc tóc yếu nhất, khi bạn chải tóc sẽ khiến protein trong tóc mất đi, tóc yếu đi. Bên cạnh đấy, khi chúng ta gội đầu chân tóc cũng giãn nở ra nhiều hơn so với bình thường. Nếu chải quá mạnh vào lúc này sẽ khiến tóc rụng nhiều. Chính vì thế, bạn hãy chờ cho tóc khô khoảng 80% mới bắt đầu chải nhé.
Khi chải tóc bạn nên lựa chọn lược có chất liệu từ gỗ hoặc sừng, không nên chọn những loại lược làm bằng kim loại vì chúng dễ làm tổn thương cho tóc và da đầu.
Mỗi ngày bạn nên chải tối thiểu là 2 lần, mỗi lần không nên kéo dài quá 1 – 2 phút. Khi chải tóc tuyệt đối không được giằng, giật, kéo tóc vì có tác động mạnh sợi tóc rất dễ bị rụng.
Tránh stress
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hói đỉnh đầu. Để cải thiện bạn cần loại bỏ phiền muộn, luôn tạo cho bản thân tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc và giữ một tình thần tốt để mái tóc nhanh mọc lại và khỏe đẹp hơn.
Không hút thuốc
Hút thuốc lá có thể làm hỏng các nang tóc, làm trầm trọng hơn tình trạng hói đỉnh đầu. Bên cạnh đó, các hóa chất trong thuốc lá tác động tiêu cực đến hệ thống tuần hoàn khiến lượng máu đến da đầu bị suy giảm. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc do nang tóc không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Chính vì thế việc hạn chế hoặc bỏ thuốc lá sẽ có tác động tích cực cho việc điều trị rụng tóc, hói đỉnh đầu.