Phòng Ngừa Viêm Mũi Dị Ứng Cho Trẻ
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể kém, với các biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc vào ban đêm. Bậc phụ huynh đều rất lo lắng và thương yêu trẻ nhưng lại chưa biết rõ làm thể nào để có thể giúp trẻ tránh xa được các tác nhân gây dị ứng. Với bài viết này, sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thêm hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ, bao gồm:
- Sức đề kháng kém, không có khả năng chống chọi với vi khuẩn gây hại.
- Cơ địa dị ứng.
- Bụi ve: gần 85% người bị dị ứng với bụi ve.
- Lông chó, mèo hay các loài động vật khác.
- Phấn hoa từ cây cỏ.
- Nấm mốc: ở những nơi ẩm ướt.
- Vẹo, lệch vách ngăn.
- Khối u, polyp nhỏ trong mũi.
- Viêm VA.
Trẻ rất dễ bị dị ứng do dị có dị vật trong mũi, bởi trẻ tinh nghịch, ham chơi, lại thích nô đùa với các loài vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng có thể khiến cho tình trạng viêm mũi ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ như thế nào?
Căn cứ vào tác nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ hết sức đơn giản bằng cách chú trọng vào hai điểm lớn, đó là: chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh.
Chế độ dinh dưỡng
Trẻ vị viêm mũi dị ứng do sức đề kháng của cơ thể yếu, vì vậy phụ huynh nên tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống.
Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, trong trường hợp cần thiết có thể uống bổ sung vitamin C. Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A,C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt.
Phụ huynh cũng cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3 như: các loại thịt, cá,…có sẵn trong tự nhiên, bổ sung cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày, mà không cần uống viên uống bổ sung.
Cho trẻ uống nhiều nướ để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là nước rau luộc, nước trái cây.
Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, phụ huynh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khiến trẻ bị dị ứng.
Giữ gìn vệ sinh
Phụ huynh nên dùng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi, nước biển phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lức vừa từ ngoài đường về nhà. Việc rửa mũi cho trẻ là vô cùng cần thiết, nó giúp đường mũi của trẻ sạch sẽ, khỏi bị viêm nhiễm.
Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi. Khi bé lau chùi nước mũi nhiều sẽ khiến cho vùng da dưới mũi bị khô, rát, làm tăng khả năng viêm.
Không khí khô khiến cho mũi trẻ bị viêm. Vì thế, phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho môi trường trong lành và thoáng mát.
Phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó, mèo. Xung quanh nơi ở không nên trồng hoa, và cũng không nên nuôi chó mèo trong nhà.
Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé. Giặt giũ chăn, ga, đệm, gối định kì giúp loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.
Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và đánh răng thường xuyên. Cho bé tránh xa khỏi môi trường có khói thuốc và bụi.
Tắm cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, những dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn giữa viêm mũi với cảm cúm thông thường. Để tránh nguy cơ trẻ bị viêm phế quản hay viêm phổi về sau, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi đến bệnh viện để khám
Nguồn: Benhxoang.vn