Nguyên nhân, triệu chứng, phòng và điều trị huyết áp thấp
Tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp thấp khá phổ biến trong dân số (5-7%) và đang ngày càng gia tăng. Nữ giới thường mắc bệnh này nhiều hơ (gấp 30 lần). Nếu không biết cách đề phòng và chữa trị có thể dẫn tới đột quỵ gây tử vong. Hiểu biết cơ bản về bệnh sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn khoa học và chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp chính là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Ở người bình thường, huyết áp tâm thu là 100-140mHG, huyết áp tâm trương là 70-90mmHg.
Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg). Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.
2. Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh huyết áp thấp:
Hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp (Ảnh minh họa)
Khi bị huyết áp thấp, người bệnh sẽ có một hoặc nhiều các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
- Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh tay chân.
- Suy giảm khả năng tình dục
- Da nhăn và khô, kèm theo rụng tóc.
- Thở dốc nhất là sau khi leo lên cầu thang hay làm việc nặng.
3. Nguyên nhân gây huyết áp thấp
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp, tuổi càng cao đồng nghĩa với nguy cơ bị huyết áp thấp càng cao. Phụ nữ cũng là đối tượng bị huyết áp thấp nhiều hơn nam giới. Các nguyên nhân chủ yếu:
Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp . Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.
Do suy giảm glucoza . Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.
Hàm lượng hemoglobin thấp . Một ngưòi khoẻ mạnh hàm lượng hemoglobin trong máu ở mức 100 milliters. Ở nam giới hàm lượng này ở mức 13,5 tới 17,5 g/ dl còn ở nữ giới là 11,5 tơi 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.
Nhịp tim chậm . Nếu nhịp tim đập dưới 60 nhịp trong một phút, sẽ không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.
Khi cơ thể gặp lạnh, mưa .
Stress và di truyền cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.
4. Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Huyết áp thấp là một bệnh lý thường gặp khi áp lực máu không đủ để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan đặc biệt là não bộ. Các biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp qua nhiều thống kê cho thấy huyết áp thấp có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não (30%). Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng. Chính vì vậy người bị huyết áp thấp không nên chủ quan, coi thường bệnh.
5. Điều trị và phòng tránh huyết áp thấp
Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân, bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
– Thay đổi tư thế đúng, khi ngủ máu tập trung vào gan, phổi, lách, nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy; để chân trên giường, sau đó mới từ từ thả chân xuống; ngồi một lúc rồi mới đứng lên.
– Trong sinh hoạt hằng ngày cũng cần tránh thay đổi tư thế đột ngột nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
– Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não.
– Nên tránh trèo cao, ra nắng gắt hoặc để bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya.
– Cẩn thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng để tránh nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.
– Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi hàng ngày giúp duy trì lưu thông máu trong cơ thể nên giảm chứng huyết áp thấp.
Nhiều người bị huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, thành mạch máu quá yếu, sức co bóp của tim giảm do cơ tim yếu. Để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy máu của tim, cần tích cực tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập đi bộ, chạy, bơi, thể dục nhịp điệu, cầu lông… phù hợp với thể lực đều rất tốt.
– Người bị huyết áp thấp vẫn có thể mắc bệnh tăng huyết áp, nhất là ở tuổi trên 50, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có thể điều chỉnh cho hợp lý.
Người bệnh huyết áp thấp nên ăn uống như thế nào?
– Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một it muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
– Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g/ ngày). Nếu có bị bệnh tim cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều chỉnh sang chế độ ăn này.
– Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm giàu carbon hydrate như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ Không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng như trứng, thịt mỡ, sữa béo để tránh béo phì. Tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.
– Ngoài ra sữa, mật ong, nước chanh pha đường và muối cũng đem lại những tác dụng đáng kể, dùng nước khoáng mặn hằng ngày càng tốt.
Sữa ong chúa là loại dinh dưỡng cao cấp, rất tốt và bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Trong sữa ong chúa có những chất làm giảm co bóp cơ tim, làm giãn động mạch huyết quản, có tác dụng hạ huyết áp. Và trong sữa ong chúa còn có chất insulin, có thể tăng cường tác dụng của chất insulin trong cơ thể, làm tăng phản ứng hạ đường huyết nên thận trọng.
– Bên cạnh đó cà phê và trà đặc cũng có những đóng góp rất tích cực đối với chứng huyết áp thấp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu.
– Uống đủ lượng nước là rất quan trọng, bởi lẽ nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ dễ xảy ra tình trạng bị khử nước. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn trong khi đang luyện tập hoặc hoạt động, làm việc dưới điều kiện thời tiết nắng nóng.
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thay vì việc chỉ ăn 3 bữa chính như thông thường, nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong chế độ ăn uống thường ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm B rất có lợi.
– Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
– Tránh xa các loại đồ uống có cồn. Vì sử dụng đồ uống có cồn gây mất nước trong cơ thể.