Độc quyền

Nguyên nhân mắc bệnh rụng tóc

Hầu hết mọi người thường rụng 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Tuy nhiên, với khoảng 100.000 sợi tóc trên da đầu, số lượng này của rụng tóc không nên gây mỏng tóc da đầu. Khi con người già, tóc có xu hướng mỏng dần. Các nguyên nhân khác gây rụng tóc bao gồm các yếu tố nội tiết tố, điều kiện y tế và thuốc men. 1.Yếu tố nội tiết Nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc là một tình trạng di truyền gọi là chứng hói đầu mô hình nam giới hoặc nữ hói đầu-mô hình. Trong những người dễ bị ảnh hưởng di truyền, một số hormone giới tính gây ra một mô hình cụ thể của rụng tóc vĩnh viễn. Phổ biến nhất ở nam giới, loại rụng tóc có thể bắt đầu sớm nhất là tuổi dậy thì. Chứng hói đầu ở nam giới Thay đổi và mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể gây rụng tóc tạm thời. Điều này có thể là do mang thai, sinh con, ngừng thuốc tránh thai hoặc bắt đầu của thời kỳ mãn kinh. 2.Điều kiện y tế Nếu nang lông được thống nhất về kích thước, hoặc nếu rụng tóc bất ngờ, nó có thể được gây ra bởi một nguyên nhân khác hơn so với di truyền, như một điều kiện y tế Một loạt các điều kiện y tế có thể gây ra rụng tóc, bao gồm: Vấn đề tuyến giáp Tuyến giáp giúp điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể của bạn. Nếu tuyến không hoạt động đúng, rụng tóc có thể dẫn đến. Bệnh rụng tóc từng vùng Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các nang lông gây ra các bản vá lỗi mịn, tròn của rụng tóc. Nhiễm trùng da đầu. Nhiễm trùng, chẳng hạn như nấm ngoài da, có thể xâm nhập vào tóc và da của da đầu của bạn, dẫn đến rụng tóc.Một khi nhiễm trùng được điều trị, tóc thường mọc trở lại. Rối loạn da khác. Bệnh có thể gây ra sẹo, chẳng hạn như liken phẳng và một số loại lupus, có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn nơi xảy ra những vết sẹo. Có một loạt các điều kiện có thể gây rụng tóc, có một số việc mang thai là phổ biến nhất , rối loạn tuyến giáp , và thiếu máu. Những người khác bao gồm các bệnh tự miễn, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), và điều kiện da như bệnh vẩy nến và viêm da tiết bã … Mặc dù đã có một mối liên hệ giữa thời kỳ mãn kinh và rụng tóc, có một mối tương quan trực tiếp. Nó có thể là thời kỳ mãn kinh và rụng tóc xảy ra ở cùng độ tuổi. Các lý do khác cho việc rụng tóc bao gồm cực kỳ căng thẳng, chấn thương thể chất như phẫu thuật hay bệnh tật dữ dội, giảm cân đáng kể trong một thời gian ngắn, và uống quá nhiều Vitamin A, Và rụng tóc có thể xảy ra một vài tuần đến sáu tháng sau khi có một trong những yếu tố như trên. 3.Thuốc Rụng tóc có thể được gây ra bởi các loại thuốc dùng để điều trị: Điều trị ung thư có thể gây tóc rụng Ung thư Viêm khớp Trầm cảm Tim vấn đề Cao huyết áp 4.Nguyên nhân khác gây rụng tóc Rụng tóc cũng có thể do: Một cú sốc về thể chất hay tình cảm. Nhiều người kinh nghiệm chung mỏng vài tháng tóc sau một cú sốc về thể chất hay tình cảm.Các ví dụ bao gồm giảm cân đột ngột hoặc quá mức, sốt cao, hoặc tử vong trong gia đình. Tóc kéo rối loạn bệnh tâm thần này khiến cho người ta có một sự thôi thúc không thể cưỡng lại được kéo ra khỏi mái tóc của họ, cho dù đó là từ da đầu, lông mày của họ hoặc các khu vực khác của cơ thể. Tóc kéo từ da đầu thường để lại loang lổ điểm hói trên đầu. Một số kiểu tóc: rụng tóc có thể xảy ra nếu tóc được kéo quá chặt chẽ vào các kiểu tóc như bím tóc gây ra lực kéo là cho tóc bị rụng Nhuộm tóc, sử dụng hóa chất quá nhiều dễ làm cho tóc hư tổn, gẫy rụng Thuốc nhuộm, phương pháp điều trị hóa chất, bàn chải xấu, máy sấy thổi và cầu là quần phẳng – có thể dẫn đến thiệt hại và vỡ. Điều này bao gồm việc đánh răng quá nhiều và lau khăn khô tích cực khi tóc ướt.May mắn thay, đối với hầu hết những vấn đề này, tóc mọc trở lại hoặc mất mát có thể được đảo ngược với các phương pháp điều trị y tế  

DHT- Thủ phạm của 80% trường hợp rụng tóc, hói đầu

Bệnh rụng tóc nhiều có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra: do di truyền, sau khi sinh con, do thay đổi nội tiết, nguồn nước, do da đầu nhiều dầu… nên thường rất khó chữa dứt điểm. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung của 80% các trường hợp rụng tóc: đó là sự gia tăng hàm lượng của hormone DHT – “thủ phạm” trực tiếp dẫn đến việc chân tóc không nhận được đủ chất dinh dưỡng và dễ rụng. DHT là gì? DHT (dihydrotestosterone) là một hormone nội sinh trong cơ thể, do testosterone chuyển hóa thành. Hoạt lực của DHT mạnh gấp 5 lần so với testosterone, nên chất này được tạo ra khi cơ thể không có đủ testosterone. Điều này có thể thấy rõ ở phụ nữ sau khi sinh và đàn ông tuổi trung niên – khi có những rối loạn dẫn đến suy giảm testosterone, dẫn đến DHT tăng nên thường bị rụng tóc nhiều, hói đầu mạnh trong giai đoạn này. Khi nồng độ DHT tăng cao trong máu, sẽ dẫn đến việc ức chế hành tóc (bộ phận sinh trưởng dưới chân tóc) không nhận được đủ chất dinh dưỡng, tóc sẽ mỏng đi, yếu, dễ rụng và khó mọc lại. Hơn thế, DHT còn làm tuyến bã nhờn tăng tiết, khiến cho chân tóc bị bít lại, yếu và càng dễ rụng Giảm DHT bằng cách nào? Vì DHT được tạo ra từ testosterone dưới tác dụng của enzyme 5-alpha reductase nên từ lâu đã có các loại thuốc chứa Minoxidil – một chất hóa học có tác dụng ức chế enzyme này – khiến cho DHT không thể tạo ra được từ testosterone, nhờ thế ngăn ngừa được tóc rụng. Tuy nhiên, sự thiếu hụt DHT một cách ức chế sẽ dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn khiến cho việc sử dụng các thuốc này cần phải được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sỹ, và không được khuyến cáo sử dụng lâu dài. Giảm DHT một cách tự nhiên – cách chống rụng tóc hiệu quả, an toàn! Những nghiên cứu gần đây trong việc sử dụng phức hợp Kẽm (Zn) và axit amin L-arginine đã cho thấy tác dụng đem lại cân bằng của DHT và testosterone một cách tự nhiên, bền vững. Khi testosterone được tăng lên một lượng vừa đủ, cơ thể không có nhu cầu sản sinh DHT nữa, nhờ đó giảm được hàm lượng DHT trong máu một cách an toàn mà lại không đem lại các tác dụng phụ! Đây thực sự là một bước tiến mới trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh rụng tóc nhiều, hói đầu sớm, hiệu quả với 80% các trường hợp bệnh nhân! Ngoài ra, khi kết hợp thêm các axit amin L-carnitine fumarate và vitamin B5 sẽ giúp cân bằng trao đổi lipid, nhờ thế có thể giảm lượng bã nhờn ở trên da và chân tóc, làm cho da đầu se khô, chân tóc chắc khỏe, bớt gãy rụng. Đồng thời, việc bổ sung Hà thủ ô và vitamin H (Biotin) sẽ là một nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu đầy đủ giúp cho tóc mới mọc nhanh hơn, thân tóc mập và bóng mượt hơn! Để trị dứt điểm bệnh rụng tóc, nhất thiết phải trị từ nguyên nhân bên trong. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn, nhất thiết phải tuân theo những quy luật tự nhiên. Việc chữa trị có thể vì thế mà mất nhiều thời gian hơn (có thể 2 đến 3 tháng thay vì 1 đến 2 tuần sử dụng thuốc) nhưng bù lại sẽ bền vững, an toàn hơn và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Gần đây, viên uống Maxxhair đang được đông đảo người tiêu dùng cả nam lẫn nữ lựa chọn, như là một giải pháp hiệu quả cho tóc, an toàn cho người sử dụng.  

Sinh lý tóc

Các bộ phận của cơ thể đều được che chở bởi lông và tóc, ngoại trừ lòng bàn chân, lòng bàn tay, qui đầu và môi. Tóc và lông tập trung nhiều ở trên đầu, mặt nách, mu bộ phận sinh dục. Tóc và lông chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền từ cha mẹ, ông bà.Trung bình mỗi người có 100.000 – 150.000 nang tóc. Ở da đầu của trẻ em, trên mỗi cm2 có khoảng 1.100 nang tóc. Đến lúc 25 tuổi còn khoảng 600 nang tóc/1 cm2, số lượng này thay đổi tùy theo mỗi cá nhân. Lứa tuổi từ 30 đến 50 số nang tóc còn khoảng 250 – 300/1 cm2. Trong suốt cuộc đời mỗi nang tóc mọc khoảng 20 sợi tóc mới. Mỗi ngày tóc mọc dài thêm 0,35mm, mỗi sợi tóc mọc khoảng 1 cm mỗi tháng, khoảng 12,8cm mỗi năm, một nam giới cắt tóc ngắn đã cắt đi khoảng 9m tóc trong cả cuộc đời. Chu kỳ phát triển của tóc Một chu kỳ phát triển của tóc chia thành 3 giai đoạn:  Anagen: Giai đoạn phát triển. Khoảng 85% số tóc đang ở giai đoạn phát triển. Pha này kéo dài từ 2 – 6 năm.  Catagen: Giai đoạn chuyển tiếp. Khi tóc phát triển đạt đến độ dài tối đa, tóc bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 1 – 2 tuần. Trong suốt pha chuyển tiếp, nang tóc co lại khoảng 1/6 đường kính so với bình thường. Telogen: Giai đoạn nghỉ. Sau pha chuyển tiếp, tóc chuyển sang pha nghỉ kéo dài 5 – 6 tuần. Khoảng 10 – 15% tóc trên đầu ở pha nghỉ. Cuối pha nghỉ, nang tóc tái khởi động một chu kì phát triển tóc mới. Mỗi ngày có 50- 100 sợi tóc rụng, tình trạng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ ngày được gọi là chứng rụng tóc. Rụng tóc có thể xảy ra ở với bất kì ai, không kể tuổi tác, nam hay nữ. Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc, tuy nhiên 80% trường hợp rụng tóc liên quan đến mất cân bằng hormone DHT và Testosterone trong cơ thể. <Sưu tầm>    

Cấu tạo tóc

Tóc được chia thành 2 phần, phần gốc và phần thân. Phần gốc của tóc nằm dưới da đầu. Phần có cấu trúc hình túi bao lấy gốc tóc gọi là nang tóc. Phần đáy của gốc tóc nằm trong một bầu. Mao mạch và các sợi dây thần kinh đi vào trong các bầu này. Các tế bào ở trung tâm của bầu được phân chia. Những tế bào tóc mới đẩy tế bào tóc trước đó lên. Những tế bào di chuyển ra phía ngoài sẽ dần dần chết để tạo thành phần thân tóc cứng. Cấu tạo tóc Tóc được cấu tạo bởi thành phần chủ yếu là protein (88%). Những protein này là những loại sợi cứng, gọi là keratin. Các thành phần khác của tóc gồm: nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin, khoáng chất. thân tóc cứng. Thân tóc chia làm 3 lớp: lớp biểu bì (cuticle), lớp giữa (cortex), lớp tủy (medulla) Các lớp của thân tóc Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ các lớp bên trong. Lớp này trong suốt. Độ bền của lớp biểu bì giữ cho tóc sáng bóng, khi lớp biểu bì hư hại, nó khiến cho mái tóc trông không còn sức sống. Lớp tủy là lớp trong cùng của tóc, cấu tạo gồm những keratin không có hình dàng, kích thước rõ rệt. Lớp giữa gồm nhiều sợi nhỏ hợp thành và chứa các hạt sắc tố. Lớp giữa quyết định khả năng chịu đựng, độ chắc khỏe và màu của tóc. Để thay đổi màu tóc, thuốc nhuộm phải thấm qua lớp biểu bì, đi vào lớp giữa và kết hợp với các hạt sắc tố. Nang tóc chứa các tuyến bã nhờn, giúp tóc sáng bóng. Stress, sức khỏe không tốt, ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm mất màu tóc, gây nên tình trạng bạc tóc. Hình dáng tóc (tóc xoăn, tóc thẳng) chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gene. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng, quá trình làm tóc có thể ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của tóc. Màu tóc có được nhờ các hạt sắc tố trong tóc. Có 2 loại sắc tố: Eumelanin, Phaeomelanin Eumelanin là những hạt hình oval hoặc elip, các hạt này giúp tóc có màu nâu hoặc đen. Tóc màu càng tối, lượng Eumelanin ở trong tóc càng lớn. Phaeomelanin là những hạt giúp tóc có màu vàng hoặc đỏ. Tóc càng chứa nhiều phaeomelanin, tóc càng sáng. Không giống eumelanin, phaeomelanin có hình que, nhỏ hơn. Tóc trắng không chứa melanin, còn tóc bạc chỉ chứa một lượng nhỏ melanin. <Sưu tầm>    

Cấu tạo sinh học của sợi tóc

Mỗi người đều sở hữu cho mình một mái tóc riêng, có người tóc rất dài, mượt. Nhưng có người tóc lại rất mỏng, lại bị quăn, nó đều mang những vẻ rất riêng, không ai giống ai. Hiểu rõ hơn về cấu tạo của tóc để biết được rằng tại sao lại có sự khác biệt tới như thế. Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc là chất sừng keratin chiếm trên 70% (gồm nhiều loại protein). Keratin cũng chính là cấu thành chính của móng tay chân và lớp ngoài cùng của da chúng ta. Keratin mọc từ nang tóc (chân tóc). 1. Nang tóc (chân tóc) Nang tóc hay còn gọi là chân tóc chính phần bầu hình chén nằm dưới da đầu. Mỗi nang tóc chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Nang tóc dính chặt với da đầu để những chất dinh dưỡng sẽ theo những mạch máu đi nuôi tóc. Nang tóc là phần “sống” duy nhất của sợi tóc giúp tóc mọc dài ra. 2. Thân tóc Thân tóc chính là những “sợi tóc” mà bạn nhìn thấy hàng ngày. Thân tóc chính là phần tóc đã “chết” và không có trao đổi hóa sinh (vì thế mà bạn không thấy đau khi dùng kéo cắt tóc). Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn (còn gọi là tuyến dầu hay tuyến bã) giúp bôi trơn sợi tóc và các cơ nang để giúp tóc “dựng lên” (ví dụ khi sợ tới mức “dựng tóc gáy”). Thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla). Lớp tủy (medulla): đây là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo và không khí. Nếu sợi tóc của bạn quá mỏng sẽ không có lớp tủy. Lớp giữa (cortex) : lớp này bao gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố (chất tạo nên màu cho sợi tóc, còn gọi là melanin). Các bạn cần lưu ý là melanin không liên quan gì đến chất melamine có trong sữa nhé!. Lớp giữa là lớp có khả năng quyết định độ chắc khỏe cũng như màu tóc là vàng, nâu, đỏ hoặc đen. Lớp biểu bì (cutin) : là phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5-10 lớp keratin trong suốt xếp chồng lên nhau như vảy cá có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi các hóa chất hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Giữa các vảy keratin có một chất kết dính gọi là KIT. Lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một màng mỡ mỏng (lipid) để tóc không thấm nước. Lớp biểu bì có ảnh hưởng tới tình trạng sợi tóc bóng mượt và óng ả hay không. Các hóa chất trong thuốc nhuộm, dầu gội, tia tử ngoại mặt trời, nhiệt từ máy sấy, chất clo trong nước hồ bơi… đều có thể làm mất chất kết dính KIT khiến cho các vảy keratin bị bong ra, tóc bị hư tổn, xơ xác, dễ rối, không còn mượt mà và khó chải. Sợi tóc (hay chính là phần thân tóc) chính là một cấu trúc “chết” nên không tự phục hồi được. Vì vậy dầu xả hoặc kem xả có chứa silicon, tinh dầu và một số chất khác sẽ giúp giữ ẩm và làm tóc mượt trở lại. 3. Màu tóc Bạn sở hữu màu tóc nào là do hai loại melanin quyết định: eumelanin (sắc tố tự nhiên, có màu nâu đến đen) và pheomelanin (sắc tố đỏ). Nhìn chung, nếu càng có nhiều eumelanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại. Tỉ lệ melanin thay đổi theo thời gian, nên màu tóc các bạn cũng thay đổi theo tuổi. Càng về già, các sắc tố càng giảm nên màu tóc nhạt dần. Nếu không còn sắc tố nữa, tóc sẽ có màu trắng. Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng đến màu tóc. Có thể bạn chưa biết những điều thú vị về tóc Hiện nay, lông và tóc của con người có xu hướng ngày càng ít đi và tương lai xa chúng ta sẽ có nguy cơ không có tóc. Tuy nhiên, bạn cũng nên tin tưởng vào các nhà khoa học, đến lúc đó biết đâu họ đã tìm ra nguyên nhân để ngăn ngừa được điều đó. Độ bền của mỗi sợi tóc bền tương đương với độ bền của một sợi dây sắt có độ dày tương đương. Trung bình tóc dài khoảng 0.35mm mỗi ngày. Tức khoảng 1cm mỗi tháng. Tuy nhiên tốc độ mọc tóc còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người, giới tính và chế độ dinh dưỡng. Thời gian sống của mỗi sợi tóc trung bình từ 2-6 năm, do đó một số chị có thể có mái tóc rất dài, còn một số chị thì “nuôi mãi chẳng thấy dài ra”. Trung bình mất 6 năm để có mái tóc dài chấm vòng 3 (khoảng 70cm). Nếu tóc bạn gái nào chỉ “thọ” được 2 năm thì một mái tóc dài qua lưng sẽ mãi chỉ là niềm mơ ước. Độ dài trung bình và tốc độ mọc trung bình mỗi tháng của tóc, lông mi và ria mép: Tóc: 70cm, 1cm/tháng Lông mi: 3cm, 0.45cm/tháng Ria mép (đàn ông): 28cm, 1.2cm/tháng Da đầu của mỗi người có từ 65 đến 150 nghìn sợi tóc. Người tóc vàng có nhiều tóc nhất, và ít nhất là người tóc đỏ. Mỗi sợi tóc dày từ 0,02 đến 0,04 mm, tức là khoảng 25-50 sợi tóc xếp cạnh nhau sẽ được 1mm. <Sưu tầm>    

Tư vấn điều trị mái tóc dầu nhờn

Nếu tóc của bạn khi gội đầu mà chỉ trong vòng nửa ngày đã bị bết thì da dầu bạn có mồ hôi dầu. Những người bị da có mồ hôi dầu khi gội mới một vài tiếng chân tóc đã bị nhờn nhưng thân và đuôi tóc vẫn khô bình thường, bạn nên sử dụng những cách sau để điều chỉnh lượng dầu của tóc Điều chỉnh lượng dầu tiết ra ở tóc Không nên chải hay gãi, vuốt tóc nhiều, kể cả lúc gội. Tránh sử dụng nhiều sản phẩm tạo kiểu có tác dụng dưỡng mềm mượt. Riêng dạng xịt hoàn thiện hay keo tạo kiểu giữ nếp thì vẫn dùng được. Nếu phần đuôi tóc bị khô thì bạn vẫn nên dùng xả để chăm sóc, tuy nhiên nên lưu ý xả cách chân tóc và da đầu khoảng 4cm là được (Tầm 2 đốt ngón tay). Bạn có thể dùng nước cốt chanh pha với nước nguội rồi xả lại ở lần cuối khi gội đầu. Nhưng bạn không được cào mạnh lúc gội và xả vì có thể xước da dầu gây nhiễm khuẩn Trường hợp không thể gội đầu được bạn có thể rắc lên da đầu một ít phấn rôm(phấn trẻ em) rồi xoa nhẹ nó có thể hút phần dầu dư thừa rồi khi nào gội đầu đc bạn có thể gội bình thường. Điều chỉnh từ bên trong Nguyên nhân gây tóc dầu: Dư thừa dinh dưỡng, quá nhiều lipid nên dư thừa và phải đào thải ra ngoài cơ thể thông qua tuyến nang lông, cụ thể là lỗ chân lông và chân tóc. Nhiều bạn có thói quen ăn nhiều thức ăn chứa chất béo, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, tuổi dậy rất hay bị tình trạng này. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn, tập trung vào rau củ quả, thức ăn thô, ăn ít trứng và giảm thức ăn nhiều chất béo. Do tuần hoàn điều tiết cơ thể không tốt. Đó là việc không hấp thu hoặc hấp thu rất ít lượng dinh dưỡng từ thức ăn và tất nhiên nó cũng sẽ đào thải qua da. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng hiếm gặp. Điều chỉnh bên trong cần: Trước tiên bạn cần bổ xung Vitamin B và kẽm. Bổ xung Biotin, vì Biotin rất quan trọng nếu thiếu biotin sẽ trực tiếp dẫn đến việc sản sinh nhiều dầu. Có thể bổ sung bằng thực phẩm hoặc bổ sung biotin trực tiếp. Biotin là một dạng Vitamin (nhiều người gọi là Vitamin H). Thực hiện chế độ ăn kiêng với hàm lượng thức ăn thô cao như gỏi cá, thực phẩm sơ chế… tránh socola, các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn chiên rán, đường, tinh bột và các loại hải sản có vỏ. Tránh ăn các loại thức ăn có trứng vì lòng trắng trứng chứa hàm lượng Avidin rất cao – một loại protein tự gắn với biotin và ngăn cản biotin hấp thụ vào cơ thể. <Sưu tầm>    

Bài viết nổi bật

Loading...