Bài viết liên quan về Maxxhair new

Cấu tạo tóc

Tóc được chia thành 2 phần, phần gốc và phần thân. Phần gốc của tóc nằm dưới da đầu. Phần có cấu trúc hình túi bao lấy gốc tóc gọi là nang tóc. Phần đáy của gốc tóc nằm trong một bầu. Mao mạch và các sợi dây thần kinh đi vào trong các bầu này. Các tế bào ở trung tâm của bầu được phân chia. Những tế bào tóc mới đẩy tế bào tóc trước đó lên. Những tế bào di chuyển ra phía ngoài sẽ dần dần chết để tạo thành phần thân tóc cứng. Cấu tạo tóc Tóc được cấu tạo bởi thành phần chủ yếu là protein (88%). Những protein này là những loại sợi cứng, gọi là keratin. Các thành phần khác của tóc gồm: nước, chất béo, hydrat carbon, vitamin, khoáng chất. thân tóc cứng. Thân tóc chia làm 3 lớp: lớp biểu bì (cuticle), lớp giữa (cortex), lớp tủy (medulla) Các lớp của thân tóc Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ các lớp bên trong. Lớp này trong suốt. Độ bền của lớp biểu bì giữ cho tóc sáng bóng, khi lớp biểu bì hư hại, nó khiến cho mái tóc trông không còn sức sống. Lớp tủy là lớp trong cùng của tóc, cấu tạo gồm những keratin không có hình dàng, kích thước rõ rệt. Lớp giữa gồm nhiều sợi nhỏ hợp thành và chứa các hạt sắc tố. Lớp giữa quyết định khả năng chịu đựng, độ chắc khỏe và màu của tóc. Để thay đổi màu tóc, thuốc nhuộm phải thấm qua lớp biểu bì, đi vào lớp giữa và kết hợp với các hạt sắc tố. Nang tóc chứa các tuyến bã nhờn, giúp tóc sáng bóng. Stress, sức khỏe không tốt, ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ làm mất màu tóc, gây nên tình trạng bạc tóc. Hình dáng tóc (tóc xoăn, tóc thẳng) chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi gene. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng, quá trình làm tóc có thể ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của tóc. Màu tóc có được nhờ các hạt sắc tố trong tóc. Có 2 loại sắc tố: Eumelanin, Phaeomelanin Eumelanin là những hạt hình oval hoặc elip, các hạt này giúp tóc có màu nâu hoặc đen. Tóc màu càng tối, lượng Eumelanin ở trong tóc càng lớn. Phaeomelanin là những hạt giúp tóc có màu vàng hoặc đỏ. Tóc càng chứa nhiều phaeomelanin, tóc càng sáng. Không giống eumelanin, phaeomelanin có hình que, nhỏ hơn. Tóc trắng không chứa melanin, còn tóc bạc chỉ chứa một lượng nhỏ melanin. <Sưu tầm>    

Cấu tạo sinh học của sợi tóc

Mỗi người đều sở hữu cho mình một mái tóc riêng, có người tóc rất dài, mượt. Nhưng có người tóc lại rất mỏng, lại bị quăn, nó đều mang những vẻ rất riêng, không ai giống ai. Hiểu rõ hơn về cấu tạo của tóc để biết được rằng tại sao lại có sự khác biệt tới như thế. Thành phần chính cấu tạo nên sợi tóc là chất sừng keratin chiếm trên 70% (gồm nhiều loại protein). Keratin cũng chính là cấu thành chính của móng tay chân và lớp ngoài cùng của da chúng ta. Keratin mọc từ nang tóc (chân tóc). 1. Nang tóc (chân tóc) Nang tóc hay còn gọi là chân tóc chính phần bầu hình chén nằm dưới da đầu. Mỗi nang tóc chứa rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Nang tóc dính chặt với da đầu để những chất dinh dưỡng sẽ theo những mạch máu đi nuôi tóc. Nang tóc là phần “sống” duy nhất của sợi tóc giúp tóc mọc dài ra. 2. Thân tóc Thân tóc chính là những “sợi tóc” mà bạn nhìn thấy hàng ngày. Thân tóc chính là phần tóc đã “chết” và không có trao đổi hóa sinh (vì thế mà bạn không thấy đau khi dùng kéo cắt tóc). Xung quanh nang tóc có các tuyến nhờn (còn gọi là tuyến dầu hay tuyến bã) giúp bôi trơn sợi tóc và các cơ nang để giúp tóc “dựng lên” (ví dụ khi sợ tới mức “dựng tóc gáy”). Thân tóc gồm 3 lớp: Lớp biểu bì (cutin), lớp giữa (cortex) và lớp tủy (medulla). Lớp tủy (medulla): đây là phần trong cùng của sợi tóc, chứa các hạt chất béo và không khí. Nếu sợi tóc của bạn quá mỏng sẽ không có lớp tủy. Lớp giữa (cortex) : lớp này bao gồm nhiều bó sợi nhỏ hợp thành và chứa sắc tố (chất tạo nên màu cho sợi tóc, còn gọi là melanin). Các bạn cần lưu ý là melanin không liên quan gì đến chất melamine có trong sữa nhé!. Lớp giữa là lớp có khả năng quyết định độ chắc khỏe cũng như màu tóc là vàng, nâu, đỏ hoặc đen. Lớp biểu bì (cutin) : là phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5-10 lớp keratin trong suốt xếp chồng lên nhau như vảy cá có tác dụng bảo vệ sợi tóc khỏi các hóa chất hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Giữa các vảy keratin có một chất kết dính gọi là KIT. Lớp biểu bì còn được bao phủ bởi một màng mỡ mỏng (lipid) để tóc không thấm nước. Lớp biểu bì có ảnh hưởng tới tình trạng sợi tóc bóng mượt và óng ả hay không. Các hóa chất trong thuốc nhuộm, dầu gội, tia tử ngoại mặt trời, nhiệt từ máy sấy, chất clo trong nước hồ bơi… đều có thể làm mất chất kết dính KIT khiến cho các vảy keratin bị bong ra, tóc bị hư tổn, xơ xác, dễ rối, không còn mượt mà và khó chải. Sợi tóc (hay chính là phần thân tóc) chính là một cấu trúc “chết” nên không tự phục hồi được. Vì vậy dầu xả hoặc kem xả có chứa silicon, tinh dầu và một số chất khác sẽ giúp giữ ẩm và làm tóc mượt trở lại. 3. Màu tóc Bạn sở hữu màu tóc nào là do hai loại melanin quyết định: eumelanin (sắc tố tự nhiên, có màu nâu đến đen) và pheomelanin (sắc tố đỏ). Nhìn chung, nếu càng có nhiều eumelanin thì tóc càng sẫm màu và ngược lại. Tỉ lệ melanin thay đổi theo thời gian, nên màu tóc các bạn cũng thay đổi theo tuổi. Càng về già, các sắc tố càng giảm nên màu tóc nhạt dần. Nếu không còn sắc tố nữa, tóc sẽ có màu trắng. Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng đến màu tóc. Có thể bạn chưa biết những điều thú vị về tóc Hiện nay, lông và tóc của con người có xu hướng ngày càng ít đi và tương lai xa chúng ta sẽ có nguy cơ không có tóc. Tuy nhiên, bạn cũng nên tin tưởng vào các nhà khoa học, đến lúc đó biết đâu họ đã tìm ra nguyên nhân để ngăn ngừa được điều đó. Độ bền của mỗi sợi tóc bền tương đương với độ bền của một sợi dây sắt có độ dày tương đương. Trung bình tóc dài khoảng 0.35mm mỗi ngày. Tức khoảng 1cm mỗi tháng. Tuy nhiên tốc độ mọc tóc còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người, giới tính và chế độ dinh dưỡng. Thời gian sống của mỗi sợi tóc trung bình từ 2-6 năm, do đó một số chị có thể có mái tóc rất dài, còn một số chị thì “nuôi mãi chẳng thấy dài ra”. Trung bình mất 6 năm để có mái tóc dài chấm vòng 3 (khoảng 70cm). Nếu tóc bạn gái nào chỉ “thọ” được 2 năm thì một mái tóc dài qua lưng sẽ mãi chỉ là niềm mơ ước. Độ dài trung bình và tốc độ mọc trung bình mỗi tháng của tóc, lông mi và ria mép: Tóc: 70cm, 1cm/tháng Lông mi: 3cm, 0.45cm/tháng Ria mép (đàn ông): 28cm, 1.2cm/tháng Da đầu của mỗi người có từ 65 đến 150 nghìn sợi tóc. Người tóc vàng có nhiều tóc nhất, và ít nhất là người tóc đỏ. Mỗi sợi tóc dày từ 0,02 đến 0,04 mm, tức là khoảng 25-50 sợi tóc xếp cạnh nhau sẽ được 1mm. <Sưu tầm>    

Tư vấn điều trị mái tóc dầu nhờn

Nếu tóc của bạn khi gội đầu mà chỉ trong vòng nửa ngày đã bị bết thì da dầu bạn có mồ hôi dầu. Những người bị da có mồ hôi dầu khi gội mới một vài tiếng chân tóc đã bị nhờn nhưng thân và đuôi tóc vẫn khô bình thường, bạn nên sử dụng những cách sau để điều chỉnh lượng dầu của tóc Điều chỉnh lượng dầu tiết ra ở tóc Không nên chải hay gãi, vuốt tóc nhiều, kể cả lúc gội. Tránh sử dụng nhiều sản phẩm tạo kiểu có tác dụng dưỡng mềm mượt. Riêng dạng xịt hoàn thiện hay keo tạo kiểu giữ nếp thì vẫn dùng được. Nếu phần đuôi tóc bị khô thì bạn vẫn nên dùng xả để chăm sóc, tuy nhiên nên lưu ý xả cách chân tóc và da đầu khoảng 4cm là được (Tầm 2 đốt ngón tay). Bạn có thể dùng nước cốt chanh pha với nước nguội rồi xả lại ở lần cuối khi gội đầu. Nhưng bạn không được cào mạnh lúc gội và xả vì có thể xước da dầu gây nhiễm khuẩn Trường hợp không thể gội đầu được bạn có thể rắc lên da đầu một ít phấn rôm(phấn trẻ em) rồi xoa nhẹ nó có thể hút phần dầu dư thừa rồi khi nào gội đầu đc bạn có thể gội bình thường. Điều chỉnh từ bên trong Nguyên nhân gây tóc dầu: Dư thừa dinh dưỡng, quá nhiều lipid nên dư thừa và phải đào thải ra ngoài cơ thể thông qua tuyến nang lông, cụ thể là lỗ chân lông và chân tóc. Nhiều bạn có thói quen ăn nhiều thức ăn chứa chất béo, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ, tuổi dậy rất hay bị tình trạng này. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn, tập trung vào rau củ quả, thức ăn thô, ăn ít trứng và giảm thức ăn nhiều chất béo. Do tuần hoàn điều tiết cơ thể không tốt. Đó là việc không hấp thu hoặc hấp thu rất ít lượng dinh dưỡng từ thức ăn và tất nhiên nó cũng sẽ đào thải qua da. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng hiếm gặp. Điều chỉnh bên trong cần: Trước tiên bạn cần bổ xung Vitamin B và kẽm. Bổ xung Biotin, vì Biotin rất quan trọng nếu thiếu biotin sẽ trực tiếp dẫn đến việc sản sinh nhiều dầu. Có thể bổ sung bằng thực phẩm hoặc bổ sung biotin trực tiếp. Biotin là một dạng Vitamin (nhiều người gọi là Vitamin H). Thực hiện chế độ ăn kiêng với hàm lượng thức ăn thô cao như gỏi cá, thực phẩm sơ chế… tránh socola, các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn chiên rán, đường, tinh bột và các loại hải sản có vỏ. Tránh ăn các loại thức ăn có trứng vì lòng trắng trứng chứa hàm lượng Avidin rất cao – một loại protein tự gắn với biotin và ngăn cản biotin hấp thụ vào cơ thể. <Sưu tầm>    

Bí quyết chăm sóc mái tóc dầu

Tóc tiết ra các chất nhờn làm tóc bạn lúc nào cũng có cảm giác như bị ướt. Đây là hiện tượng tóc dầu. Để trị tóc dầu nhiều bạn thường dùng phương pháp là gội đầu thường xuyên một ngày một lần, tuy nhiên cách làm ấy chỉ có tác dụng tạm thời, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn bí quyết để chăm sóc loại tóc này. Đặc điểm của tóc dầu? Tóc nhờn do sự mất cân bằng của các tuyến nhờn tiết ra chất dầu. Chất dầu tự nhiên này giúp bôi trơn da đầu và bảo vệ da đầu khỏi sự ô nhiễm. Tuy nhiên, khi có quá nhiều dầu, lại là một vấn đề. Sự mất cân bằng này tác động đến khoảng ¼ phụ nữ, làm cho tóc nhờn, nặng và dính bết vào đầu sau khi gội. Tuyệt. Nguyên nhân gây tóc dầu ? Tóc nhờn thường do gien di truyền nhưng cũng có thể trầm trọng thêm bởi căng thẳng, lo âu, và sự mất cân bằng hoặc quá nhiều chất béo trong chế độ ăn uống, mệt mỏi, các loại dầu gội khác nhau hoặc sử dụng quá nhiều chất nhuộm hóa học. Điều trị tóc dầu như thế nào? Đầu tiên, sử dụng loại dầu gội đặc biệt dành cho tóc nhờn, hoặc loại dầu gội ít hóa chất với độ pH cân bằng. Việc này giúp bạn có thể gội đầu nhiều như bạn muốn và ngay khi bạn cảm thấy cần gội, mà không lo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nhờn của tóc. Việc gì không nên làm với tóc dầu? Để ngăn các tuyến nhờn hoạt động quá mức, tạo ra quá nhiều dầu, đừng: Sử dụng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em. Dầu gội loại đó rất dịu nhẹ nhưng có tác dụng tạo dầu nên không phù hợp với thiếu niên và người lớn. Chà xát da đầu quá mạnh khi gội đầu Gội 2 lần. Lần gội thứ 2 sẽ có gột bỏ hết lớp bảo vệ tóc. Sử dụng nước quá nóng Sấy tóc quá nóng gần chân tóc Lau khô tóc bằng cách chà khăn lên tóc Nên làm gì với tóc dầu? Xoa bóp da đầu nhẹ nhàng trước khi gội để kích thích tuần hoàn các vi chất. Xả lần cuối bằng nước lạnh để các vảy tóc thu nhỏ lại. Thấm khô tóc bằng khăn bông trước. Khi sử dụng mấy sấy tóc, để ở nhiệt độ thấp, giữ máy sấy cách tóc 15cm và không chĩa máy vào cùng một vùng tóc lâu hơn 15 giây. <Sưu tầm>    

Bí quyết chăm sóc tóc khô xơ vì nhuộm ép

Việc chăm sóc tóc rất quan trọng đặc biệt là khi tóc bạn đã qua bị tổn thương bởi nhuộm, uốn nhiều lần. Những lần làm tóc như vậy có thể để lại trên tóc bạn nhiều “dấu ấn” không mong muốn do đó bạn luôn cần phải biết được cách chăm sóc tóc hiệu quả để mái tóc luôn được khoẻ mạnh. Phụ nữ đã quen với các chất hoá học cho tóc trong hàng thập kỉ nay và luôn có những mối lo lắng về việc mái tóc bị hư tổn trong những quá trình này. Các liệu pháp hoá học có thể dễ dàng làm hỏng mái tóc của bạn đặc biệt là khi quá trình không được xử lí đúng đắn. Khi nhắc đến việc chăm sóc tóc bị hư tổn, mọi người nên cân nhắc kĩ bạn đã qua những liệu pháp hoá học nào và khả năng mà nó gây hại cho mái tóc của bạn. Trong khi việc chăm sóc cho tóc hư tổn luôn là một ý kiến hay để tăng cường việc tiếp thu các chất vitamin cần thiết bởi chúng có thể giúp tóc phục hồi. Một chế độ ăn khoẻ mạnh là một cách đảm bảo để lượng vitamin tiếp thu trong cơ thể hàng ngày nhận được kết quả khả quan. Để học được cách chăm sóc tóc hư tổn hãy theo các bước sau: Đối với tóc nhuộm Khi tóc được nhuộm lần đầu tiên, lớp da đầu tự nhiên bảo vệ tóc sẽ bị cuốn trôi đi bởi các chất hoá học trong thuốc nhuộm, khiến tóc không còn lớp bảo vệ và rất dễ bị hư tổn. Thuốc nhuộm tóc nâng các biểu bì của tóc để có thể dễ dàng thâm nhập vào da đầu và nhuộm màu nó, khiến tóc có cảm giác gồ ghề hơn. Bởi vì các biểu bì tóc không hề tự đóng lại và việc đóng chúng lại là cần thiết để có được mái tóc mượt mà và khoẻ mạnh, các liệu pháp chăm sóc tóc dưới đây là rất cần thiết. Chăm sóc cho tóc nhuộm rất dễ được thực hiện bởi việc sử dụng xả như là cách đơn giản nhất để đóng các biểu bì tóc vì chúng giúp giữ ẩm và làm mềm các biểu bì tóc. Một đợt rửa cuối cùng sau khi bôi xả vào tóc sẽ giúp tóc bạn có được lượng dưỡng ẩm cần thiết trong tóc. Một lần xả sâu nên được thực hiện một tuần một lần hoặc thường xuyên nếu tóc bạn thực sự rất dễ bị hỏng, việc xả tóc sẽ giúp tóc có được chất dưỡng ẩm và khoẻ mạnh. Đối với tóc ép hoặc uốn Các chất hoá học giúp làm thẳng và làm xoăn tóc có thể gây hại cho tóc nhiều hơn là việc nhuộm vì vậy việc bảo vệ tóc là cần thiết. Các chất hoá học này được sử dụng trong một quy trình nhất định và khá là mạnh, chúng có thể loại bỏ chất dưỡng ẩm ra khỏi tóc và làm nó dễ bị gãy và khô hơn. Đơn giản là điều này có thể khiến tóc bạn trông dễ gẫy và trông yếu hơn. Việc chăm sóc tóc thẳng hoặc dễ gẫy cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn bởi nó cần nhiều thời gian để đảo lại những hư tổn đã bị gây ra. Xả tóc, hấp tóc, dưỡng ẩm cho tóc là những điều chắc chắn bạn cần thực hiện. Tóc càng bị hư tổn, bạn càng cần phải thực hiện những bước trên một cách thường xuyên hơn. Sau mỗi liệu pháp phục hồi tóc hãy rửa lại với nước lạnh để tóc bạn được cung cấp chất dưỡng ẩm cần thiết. Hãy cố gắng đừng để tóc bạn phải trải qua những liệu pháp hoá học này thường xuyên, tạo điều kiện cho tóc được phục hồi để tóc có thể chịu được những áp lực mà bạn đang mong chờ nó phải trải qua. <Sưu tầm>    

Bí quyết giúp tóc mọc nhanh và dày hơn

Không phải những người bị rụng tóc mà cả những người bình thường cũng đều mong muốn mái tóc mọc nhanh và trở nên dày hơn. Thấu hiểu nổi băn khoăn này chúng tôi xin đưa ra một số bí quyết giúp cho mái tóc của bạn mọc nhanh hơn, dày và đẹp hơn. Bước 1 . Đầu tiên, hãy nuôi dưỡng tóc từ bên trong bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Vitamin và các khoáng chất cần thiết sẽ không chỉ mang đến cho bạn một làn da đẹp mà còn là một mái tóc bóng khỏe. Chính vì vậy, nếu bạn ăn uống không đủ chất sẽ gây ra việc chậm phát triển cho tóc hoặc làm tóc rụng và xơ xác. Bước 2 . Dùng mặt nạ dưỡng tóc để điều trị tóc mỏng và hư hỏng. Phương pháp này sẽ tăng cường tóc khỏe từ gốc đến ngọn. Được chăm sóc đúng cách, ngay lập tức, tóc sẽ phát triển nhanh hơn và khỏe hơn. Bước 3 . Nếu tóc bạn đang bị rụng và tổn thương quá nhiều, hãy chắc chắn tránh tất cả các sản phẩm thuốc nhuộm hóa chất. Thuốc nhuộm sẽ làm sợi tóc đang bị hư tổn trở nên gẫy và rụng. Tránh được điều này, tóc bạn sẽ được cải thiện và nhanh dài, dày hơn. Bước 4 . Hãy giảm căng thẳng một cách tối đa. Thư giãn sẽ cho phép tất cả các hệ thống trong cơ thể hoạt động một cách tốt nhất và từ đó mái tóc của bạn sẽ được phát triển một cách tự nhiên và thật sự khỏe mạnh. Bước 5 . Một điều mà rất nhiều phụ nữ thường quên làm đó là bảo vệ mái tóc khỏi ánh nắng mặt trời. Ánh nắng sẽ làm vỡ các cấu trúc trong sợi tóc và gây tổn thương cho da đầu. Vì thế, nếu tránh được ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng độ dài tóc đáng kể. Bước 6. Nhiều người nghĩ rằng, gãi đầu mạnh giúp giảm ngứa và thoải mái khi gội đầu. Nhưng chính việc làm này sẽ làm giảm sự phát triển của tóc và gây hư tổn cho da đầu. Do vậy, trong bất cứ trường hợp nào, bạn hãy nhẹ nhàng khi chăm sóc tóc. Bước 7. Cuối cùng, hãy giúp cho máu lưu thông đều đặn trên da đầu bằng cách massage da đầu, bạn không những có được khoảng thời gian thư giãn, thoải mái mà đồng thời kích thích máu lưu thông, rất tốt cho việc nuôi dưỡng gốc tóc. <Sưu tầm>    

Bài viết nổi bật

Loading...