Dấu hiệu nào để mẹ biết con bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa từ miệng, thực quản dạ dày, ruột đến hậu môn. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc chứng rối loạn tiêu hóa nhất do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Nhận biết sớm các triệu chứng biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ sẽ giúp các mẹ có phương pháp điều trị sớm nhất thích hợp nhất để bé khỏe mạnh.

Dấu hiệu nào để mẹ biết con bị rối loạn tiêu hóa? 1

Nôn trớ

Trẻ nhỏ dạ dày còn bé, thực quản chưa phát triển đầy đủ, bộ phận này ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ còn yếu, cơ tâm vị hay co thắt bất thường nên khiến trẻ rất dễ bị nôn trớ. Nếu trẻ nôn trớ nhưng vẫn ăn uống vui chơi bình thường cân nặng vẫn tăng đều thì mẹ có thể yên tâm thở phào rằng con chỉ bị nôn trớ sinh lý, tình trạng này sẽ nhanh chóng hết khi trẻ 1 tuổi. Tuy nhiên nếu để ý trẻ nôn trớ nhiều, tình trạng ngày càng trầm trọng không có dấu hiệu thuyên giảm, hay trẻ chậm tăng cân thậm chí sụt cân thì các mẹ đừng chủ quan có thể trẻ đã mắc rối loạn tiêu hóa mà cụ thể là trào ngược thực quản dạ dày.

Trong tình trạng này nên cho trẻ đi khám kết hợp với việc cho trẻ ăn, bú thành nhiều bữa không cho trẻ ăn quá no để có biện pháp xử lý nôn trớ ở trẻ

Đầy bụng khó tiêu

Bụng dạ trẻ bí bách lúc nào cảm thấy khó chịu, tức nặng vùng bụng ngay sau khi ăn biểu hiện cau có khó chịu có thể là trẻ đã bị đầy hơi chướng bụng do chế độ ăn uống không khoa học chưa cân bằng các chất đặc biệt là rau xanh dẫn đến mất cân bằng men vi sinh đường ruột gây tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, trẻ còi cọc suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Đau bụng

Cơn đau có thể xảy ra dữ dội hoặc âm ỉ khiến trẻ rất khó chịu, quấy khóc không ngừng. Cơn đau xảy ra ở mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh tình của trẻ, đây là dấu hiệu rất điển hình và thường gặp ở trẻ. Vì vậy khi thấy con kêu la đau bụng mẹ chớ xem thường nhé hãy cho trẻ đi khám xem sao.

Tiêu chảy

Khi thấy trẻ đi tiêu phân lỏng chứa lẫn cả dịch nhày đối với trẻ sơ sinh. Và đi tiêu phân lỏng hơn 3 lần trên ngày thì chắc chắn trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa. Tiêu chảy khiến cơ thể trẻ mất nước trầm trọng vì vậy cần phải tiến hành bù nước và chất điện giải càng sớm càng tốt cho trẻ. Đừng coi nhẹ tình trạng này, nếu tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ tử vong.

Khi trẻ bị tiêu chảy kết hợp cho trẻ uống bù nước và chất điện giải với chế độ ăn uống khoa học dễ tiêu hóa và đầy đủ chất dinh dưỡng mà tình trạng vẫn kéo dài thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám điều trị

Táo bón

Ngược với tiêu chảy là tình trạng táo bón. Trẻ mấy hôm không đi tiêu liền, khi đi thì vón cục, khô cứng phân to, đôi khi kèm cả máu thì chính là trẻ đã bị táo bón.

Trẻ bị táo bón thường do nguyên nhân chế độ dinh dưỡng không hợp lý quá nhiều đạm, dầu mỡ mà lại ít rau xanh và hoa quả tươi. Vì vậy cần lập lại chế độ ăn uống cho trẻ bổ sung rau xanh và hoa quả tươi vào. Bên cạnh đó cần xây dựng cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như rửa tay trước sau khi ăn, đi vệ sinh theo giờ cố định.

Theo lohha.com.vn

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...