Bụng đau âm ỉ đi ngoài khi nào nguy hiểm?

Thông thường, bụng đau âm ỉ, đi ngoài không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bụng đau âm ỉ đi ngoài kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà bạn cần cảnh giác. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu tình trạng này khi nào nguy hiểm, không nguy hiểm và có biện pháp khắc phục hiệu quả.

 

Bụng đau âm ỉ đi ngoài nguy hiểm thế nào?

Hiện tượng bụng đau âm ỉ, đi ngoài nhiều lần trongngày khiến bạn mệt mỏi, cơ thể mất nước, suy kiệt… Bên cạnh đó, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như: hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, thậm chí là ung thư đại trực tràng. Cụ thể dưới đây là một số bệnh lý nguy hiểm gây đau bụng âm ỉ đi ngoài:

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi là ngộ độc thức ăn. Tình trạng này xảy ra sau khi bạn ăn phải những thức ăn hay uống nước bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc ăn các loại thực phẩm ôi thiu, nhiều chất bảo quản, phụ gia… Khi đó, bạn thường gặp phải triệu chứng:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn sau khi ăn thực phẩm không đảm bảo.
  • Đi ngoài. tiêu chảy trên 3 lần/ ngày.
  • Nôn mửa.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ.

Nếu ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần bổ sung nước và có biện pháp chăm sóc, ăn uống sau vài ngày là khoẻ lại. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nước với tần suất bằng hoặc hơn 3 lần/ ngày. Bên cạnh đi ngoài phân lỏng, bệnh tiêu chảy còn được biểu hiện bằng một số triệu chứng dưới đây:

  • Bụng đau âm ỉ hoặc đau quặn
  • Phân có máu, mủ nhầy.
  • Buồn nôn
  • Sốt.

Bệnh tiêu chảy dễ gặp và thường tự khỏi trong vài ngày mà không cần dùng thuốc. Trường hợp bạn đã sử dụng một vài cách khắc phục tại nhà mà không thấy hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng các bộ phận trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường gây đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn bụng, đi ngoài hoặc táo bón. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa còn gây ra một số biểu hiện:

  • Sôi bụng, đầy bụng, chướng hơi khi vừa ăn xong
  • Nôn, buồn nôn.
  • Mệt mỏi.

Rối loạn tiêu hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm. Nếu bệnh để lâu gây tình trạng tiêu chảy mất nước, đi ngoài ra máu, bạn cần đi khám để được điều trị tránh tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính nhưng không gây tổn thương tại ruột. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống thất thường, sử dụng thực phẩm lạ hoặc do sử dụng thuốc. Bệnh đặc trưng bằng một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ đội khu vực dưới rốn, đau quặn bụng bên phải.
  • Rối loạn đại tiện, đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón, đôi khi tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
  • Đi ngoài phân có dịch nhầy hoặc mủ, mùi hôi thối khó chịu.
  • Bụng đầy hơi, chướng khí, khó tiêu.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính, rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Bạn chỉ có thể thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nguyên nhân bởi: nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc chế độ ăn uống không đảm bảo… Bên cạnh triệu chứng bụng đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt dữ dội, đi ngoài thì bệnh còn một số biểu hiện:

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Đi đại tiện không hết phân, cảm giác buồn đi mà không đi hết được.
  • Phân cứng, lỏng nát có máu, mủ, mùi tanh hôi.
  • Sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh.

Việc điều trị viêm đại tràng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ, giai đoạn bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, để hỗ trợ và điều trị bạn cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để bệnh tránh tiến triển thành mãn tính, gây tổn thương nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm ruột

Viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm tại ruột do vi khuẩn, virus gây ra triệu chứng:

  • Bụng đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Tiêu chảy nặng và cấp tính.
  • Phân dính máu, nhiều nhầy tiết ra từ trực tràng,
  • Nôn, buồn nôn.
  • Sốt.

Bệnh viêm ruột có diễn biến phức tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách lựa chọn thực phẩm, chế biến đúng cách, vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra bạn cũng nên tầm soát bệnh thường xuyên để có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng khác.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh viêm ruột, có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trong ống tiêu hóa với các triệu chứng:

  • Đi ngoài kéo dài, đi ngoài phân lẫn máu.
  • Bụng đau âm ỉ, đau quặn từng cơn.
  • Rò hậu môn, đau hậu môn.
  • Lở moét miệng.
  • Sốt, mệt mỏi, chán ăn…

Hiện nay chưa có phương pháp chữa bệnh Crohn khỏi hoàn toàn và không có phương pháp điều trị nào phù hợp với tất cả người bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm viêm, giảm triệu chứng và hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng và đỏ. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành túi thừa và gây viêm nhiễm như: chế độ ăn uống, thuốc lá, thói quen vận động hay tuổi tác…

Bụng đau âm ỉ và đi ngoài là triệu chứng dễ gặp nhất của viêm túi thừa. Cơn đau đột ngột, lúc đầu chỉ đau âm ỉ sau đó đau dữ dội trong những ngày tiếp theo. Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện:

  • Đại tiện phân lỏng, rắn thất thường, phân có dính máu.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Sốt.
  • Bụng chướng hơi, khó tiêu.
  • Đi tiểu đau, rát.

Viêm túi thừa có thể điều trị khỏi nếu bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh không được điều trị dứt điểm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: viêm phúc mạc, tắc ruột, áp xe đại tràng… Ngoài ra, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ, bạn cũng nên đi khám sớm, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là sự tăng trưởng bất thường của tế bào ở đại tràng hoặc trực tràng (ruột) hình thành các khối u và phá hủy các tế bào lành xung quanh. Ở gia đoạn đầu, các dấu hiệu của bệnh thường mơ hồ, tuy nhiên, có một số dấu hiệu của bệnh bạn cần chú ý:

  • Xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ.
  • Rối loạn đại tiện: tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đi ngoài phân lẫn máu.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Giảm cân nhanh.

Ung thư đại trực tràng là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể điều trị khỏi đến 90% nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tránh nguy hiểm đang tiếc có thể xảy ra.

Xem tham khảo: Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Bụng đau âm ỉ đi ngoài khi nào không nguy hiểm?

Bên cạnh bụng đau âm ỉ đi ngoài bắt nguồn từ một số bệnh lý thì cũng có một số nguyên nhân thông thường gây ra như:

Chế độ ăn uống

Ăn những thực phẩm có chứa chất bảo quản, thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… gây đau bụng, đi ngoài liên tục sau khi ăn. bên cạnh đau bụng âm ỉ đi ngoài tì có thể kèm theo một số triệu chứng như: nôn mửa, sốt cao…

Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm lạ khiến cơ thể phản ứng với thức ăn, không dung nạp với một số thành phần trong trong thực phẩm có thể dẫn đến chứng khó tiêu, gây đau bụng đi ngoài. Thông thường đau bụng âm ỉ đi ngoài do ăn quá nhiều chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi.

Chu kì kinh nguyệt

Ở một số chị em phụ nữ, bụng đau âm ỉ đi ngoài có thể xảy ra trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt. Nguyên nhân là do tử cung co thắt để làm bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không được xảy ra. Với nguyên nhân này, chị em chỉ cần nghỉ ngơi là triệu chứng sẽ được cải thiện.

Triệu chứng bụng đau âm ỉ đi ngoài tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn nên thực hiện một số biện pháp giảm đau và ngăn ngừa để nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra theo một số gợi ý dưới đây.

Cách giảm đau bụng âm ỉ và đi ngoài

Bụng đau âm ỉ đi ngoài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, để biết rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị cụ thể, nhanh mang lại kết quả, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị. Ngoài ra, để giảm đau bụng, đi ngoài, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

Bổ sung nước và điện giải

Khi bị bụng đau âm ỉ, đi ngoài, bạn thấy rất mệt mỏi vì mất nước. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm là bổ sung nước, điện giải để bù lại lượng nước đã mất. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như cam, táo, ổi…. đây là những loại hỗ trợ rất tốt cho người đang bị đau bụng, đi ngoài.

Dùng thuốc

Một số trường hợp bụng đau âm ỉ, đi ngoài kéo dài, việc sử dụng thuốc tây giúp giảm nhanh các triệu chứng. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng triệu chứng nặng hay nhẹ mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số thuốc thường thường được sử dụng:

  • Berberin: ức chế quá trình tiết dịch ruột và các chất điện giải, ức chế co thắt cơ trơn, giảm viêm… từ đó làm giảm sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy
  • Loperamide, Diphenoxylate: giảm nhu động ruột, giảm sôi bụng, đau bụng, tăng tái hấp thu nước và làm phân đặc hơn.
  • Racecadotril: giảm tiết dịch ruột, giảm mất nước và điện giải, giảm thể tích phân, từ đó giảm đi ngoài nhiều lần trong ngày.
  • Codein: giảm đau và làm chậm nhu động ruột, từ đó cầm tiêu chảy.
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ, nên dùng đúng liều, đúng thời gian để thuốc phát huy công dụng tốt nhất và tránh tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống, sinh hoạt góp phần hỗ trợ tiêu hoá rất tốt, giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả. Vì vậy, bạn nên lưu ý:

  • Nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột như: khoai lang, khoai tây, cháo, ngũ cốc… giúp hạn chế tình trạng đi ngoài và rất tốt cho tiêu hoá.
  • Ăn những thực phẩm giàu protein dễ tiêu và giúp hỗ trợ phục hồi sức khoẻ như: thịt gà, trứng, cá…
  • Các món ăn nên chế biến dưới dạng mềm, lỏng.
  • Tránh ăn các món lạ, thực phẩm tái sống vì chúng chứa nhiều vi sinh vật gây hại có thể khiến sôi bụng, đau bụng, đi ngoài thêm trầm trọng.
  • Hạn chế thực phẩm chiến rán, nhiều dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng các loại nước có ga, gây kích thích như nước ngọt có ga, cà phê, bia, rượu,…
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không ăn quá no, ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Dùng mẹo giảm đau và đi ngoài

Song song với các phương pháp trên, bạn có thể tham khảo một số mẹo giảm đau bụng, đi ngoài từ dân gian an toàn và dễ áp dụng theo gợi ý dưới đây:

Dùng gừng tươi

Theo nghiên cứu, củ gừng chứa các chất chống oxy hóa, giảm đau và chống viêm loét nên giúp bạn cải thiện đau bụng, đi ngoài hiệu quả. Bạn có thể uống 1 ly trà gừng ấm khi bị đau bụng đi ngoài để giảm bớt khó chịu.

Dùng lá mơ lông

Lá mơ lông có chứa các chất caroten, vitamin C, protein, tinh dầu… giúp giảm co thắt hồi tràng, giảm đầy hơi chướng bụng, đau bụng và đi ngoài. Bạn có thể lấy lá mơ lông hấp cùng trứng gà để bổ sung trong thực đơn ăn uống hằng ngày giúp giảm đau bụng đi ngoài. Chú ý, không nên chiên với dầu để hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy.

Massage bụng

Massage bụng giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, kích thích hoạt động của ruột, đầy khí dư ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, khi massage bụng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone có tác dụng giảm đau bụng, đầy lùi táo bón, tiêu chảy.

Để massage bụng, bạn chỉ cần xoa bụng theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng từ 5-10 phút. Bên cạnh đó, có thể sử dụng dầu xoa bóp để tăng hiệu quả, giảm đau bụng, đi ngoài.

Chườm ấm

Khi bụng đau âm ỉ, đi ngoài, bạn chườm ấm bụng giúp lưu thông máu, giảm căng thẳng, giảm các cơn co thắt gây đau bụng và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng đi ngoài. Bạn nên chườm bụng trong khoảng 20 phút khi bị đau bụng. Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế bằng cách ngâm mình trong nước ấm cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Hít thở sâu

Hít thở sâu là phương pháp giúp giảm căng thẳng, ổn định nhu động ruột, tránh những cơn co thắt, giảm nhanh triệu chứng đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, hít thở sâu cũng kích thích các cơ của bụng, giúp cải thiện quá trình chuyển hóa, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn.

Để hít thở sâu tốt cho quá trình tiêu hóa, bạn chỉ cần nằm ngửa, hít sâu bằng mũi giúp bụng phồng lên sau đó thở ra từ từ cho đến khi bạn rút hết rốn để làm rỗng dạ dày. Thực hiện ít nhất năm nhịp thở liên tiếp.

 Xem đầy đủ hơn: 11 Cách chữa sôi bụng, đau bụng, đi ngoài hiệu quả

Bụng đau âm ỉ, đi ngoài không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi chúng bắt nguồn từ một số bệnh lý nguy hiểm. Mong rằng thông tin bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của hiện tượng này và một số biện pháp giảm đau, giảm tiêu chảy hiệu quả. Khi hiện tượng này kèm theo một số dấu hiệu khác thường, bạn cũng cần đến cơ sở y tế tin cậy để được khám và có biện pháp điều trị cụ thể, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra nhé.

 

Hotline Hướng dẫn mua hàng

Sản phẩm liên quan

Prev