• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Bụng căng cứng đầy hơi – Chớ xem thường

Bụng căng cứng đầy hơi là triệu chứng không ít người gặp phải. Tuy triệu chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng gây ảnh hưởng đên chất lượng cuộc sống người bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt, tránh biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là thông tin giúp người bệnh xác định nguyên nhân và cách cải thiện triệu chứng bụng căng cứng đầy hơi.

 1

Bụng căng cứng đầy hơi do đâu?

Bụng căng cứng đầy hơi do nhiều nguyên nhân khác nhau như: chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc một số bệnh lý nào đó. Do vậy, khi có triệu chứng này, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Một số nguyên nhân được phân tích như sau:

1. Ăn uống không khoa học

Ăn nhiều thực phẩm tạo hơi, thực phẩm nhiều dầu mỡ chiên xào như: ngũ cốc, cải, đậu, gà rán, khoai tây rán… khiến hơi được tạo nhiều trong quá trình tiêu hóa, bạn dễ cảm thấy bụng căng cứng, đầy hơi. Bên cạnh đó, ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập dễ gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng căng cứng, nôn mửa.

2. Thói quen ăn uống không lành mạnh

2. Thói quen ăn uống không lành mạnh 1

Thói quen ăn uống không lành mạnh thường là một trong những nguyên nhân dễ nhận biết nhất gây bụng căng cứng đầy hơi.

  • Ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện khiến bạn vô tình nạp hơi vào hệ tiêu hóa, hệ tiêu hóa làm việc không kịp gây đầy bụng, chướng hơi, bụng căng.
  • Ăn quá nhiều, vừa ăn xong đi nằm luôn cũng khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ, thức ăn lưu trữ trong đường ruột lâu hơn gây sinh hơi, bụng chướng căng.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều bệnh vô tình tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, bụng căng cứng đầy hơi, khó tiêu…. Ngoài ra, một số trường hợp uống thuốc quá liều có thể gây kháng thuốc, nhờn thuốc khiến đường ruột suy yếu, suy giảm chức năng cũng gây tình trạng buồn nôn, chướng bụng, bụng căng cứng, khó tiêu.

4. Trào ngược dạ dày thực quản

4. Trào ngược dạ dày thực quản 1

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được gọi là trào ngược axit GERD, đây là tình trạng axit, dịch dạ dày hoặc mật thoát ra khỏi dạ dày,  gây kích thích niêm mạc thực quản.  

Lượng axit trào ngược lên gây kích thích niêm mạc và những cơn đau dữ dội.  Trường hợp trào ngược dạ dày không dược điều trị kịp thời dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy hiêm nhất là ung thư dạ dày.

Bụng căng cứng đầy hơi là triệu chứng của trào ngược dạ dày, bên cạnh đó bệnh còn có một số dấu hiệu điển hình:

  • Ợ hơi, ợ nóng, ợ rát vùng ngực
  • Cơn đau tức vùng thượng vị lan từ xương ức lên cổ.
  • Đầy bụng, khó tiêu
  • Đau họng, khé cổ, khàn tiếng.

5. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm tấy, loét trên niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn khiến lớp mô bên dưới bị lộ ra. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể gây xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…

Viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân như: Lạm dụng thuốc, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, stress, vi khuẩn… gây ra các triệu chứng:

  • Đau thượng vị từng cơn
  • Ợ chua
  • Bụng căng cứng đầy hơi
  • Nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen…

6. Táo bón

6. Táo bón 1

Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đi phân không đều, phân khó phải rặn mạnh, thời gian đi ngoài nhiều ngày mới được một lần và đi ít hơn 3 lần/ tuần, khi đi kèm cảm giác đau và cứng.

Bụng căng cứng đầy hơi là một trong những dấu hiệu điển hình của táo bón bởi các chất cặn bã không được thải ra ngoài gây cứng bụng, chướng bụng. Bên cạnh đó bệnh còn có triệu chứng:

  • Đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt, đau tập trung ở vùng bụng dưới bên trái, phía dưới bụng.
  • Tần suất đi ngoài ít: ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân rắn, cảm giác đi không hết phân
  • Phân lẫn máu, có hạt lổn nhổn
  • Mệt mỏi, nôn, sốt

7. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa dẫn đến đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy, táo bón…) và nhiều biểu hiện khác. Đau bụng là triệu chứng điển hình, người bệnh thường đau quặn từng cơn vùng thượng vị, có thể bên phải hoặc bên trái bụng và có thể đau khắp bụng. Ngoài ra rối loạn tiêu hóa được nhận biết bởi một số triệu chứng:

  • Bụng căng cứng đầy hơi: Cảm giác căng tức như vừa ăn no cho dù bụng rỗng, bụng ì ạch, khó chịu
  • Ợ chưa, buồn nôn, nôn: Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh khó hấp thu thức ăn dẫn tới trào ngược dạ dày gây ợ chua, buồn nôn.
  • Rối loạn đại tiện: Tiêu chảy hoặc táo bón hoặc xen kẽ vừa tiêu chảy vừa táo bón.

8. Bệnh viêm đại tràng

8. Bệnh viêm đại tràng 1

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Đây tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy trong niêm mạc đại tràng với nhiều múc độ khác nhau do vi trùng, vi khuẩn, kí sinh trùng, bệnh viêm đường ruột (IBD)…. Tùy theo mức độ, vị trí viêm nên bệnh xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đau quặn bụng, cơn đau dọc theo khung đại tràng.
  • Bụng căng cứng đầy hơi, khó tiêu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đi ngoài phân lẫn máu.
  • Sốt nhẹ.
  • Chán ăn, cơ thể xanh xao, suy nhược.

9. Bệnh hội chứng ruột kích thích

9. Bệnh hội chứng ruột kích thích 1

Triệu chứng bụng căng cứng đầy hơi có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý mãn tính tại đại tràng như hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích làhiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng không ảnh hưởng đến ruột già . Bệnh gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống với những triệu chứng:

  • Bụng căng cứng, đầy hơi, khó tiêu
  • Đau quặn bụng vùng thượng vị
  • Táo bón, tiêu chảy bất thường xen kẽ
  • Đi ngoài mót phân
  • Mệt mỏi, mất ngủ.

☛ Xem đầy đủ: Chướng bụng đầy hơi là dấu hiệu bệnh gì?

Phương pháp đẩy lùi chứng bụng căng cứng, đầy hơi

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau. Nếu bụng căng cứng đầy hơi do chế độ ăn uống sinh hoạt gây ra, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh thì triệu chứng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng do nguyên nhân từ bệnh lý, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện bụng căng cứng đầy hơi người bệnh có thể tham khảo:

Thực hiện thói quen ăn uốn khoa học

Thực hiện thói quen ăn uốn khoa học 1

Như chia sẻ bên trên, chế độ ăn uống sinh hoạt là một trong những ngyên nhân gây bụng căng cứng đầy hơi khó tiêu. Vì vậy để ngăn ngừa, cải thiện triệu chứng này, người bệnh nên tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, theo khuyến cáo, nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày giúp cơ thể đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp cung cấp chất xơ và các vitamin để tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.
  • Nên ưu tiên một số loại trái cây như cam, bưởi, táo, lê sau các bữa ăn nhiều đạm giúp hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu, bụng căng cứng.
  • Bổ sung sữa chua giúp kích hoạt nhu động ruột, tăng lợi khuẩn và dễ tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị chua, cay và các loại bánh kẹo nhiều đường
  • Tránh xa bia, rượu, thuốc lá, các đồ uống kích thích vì nó có thể làm tăng nồng độ axit trong bụng dẫn đến ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ bữa, ăn đúng giờ
  • Khi ăn nên nhai kĩ, ăn chậm, tập trung ăn để tránh nuốt thêm khí cùng thức ăn vào dạ dày.

Áp dụng mẹo dân gian

Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp đẩy lùi chứng bụng căng cứng đầy hơi mà người bệnh có thể tham khảo:

Massage bụng

Áp dụng mẹo dân gian 1

Massage bụng có tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn và cải thiện bụng căng cứng đầy hơi. Để massage bụng dúng cách, người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Mở rộng 2 bàn tay, đặt lên phía trên xương hông phải.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng lên phía bên phải của lồng ngực.
  • Massage qua vùng bụng trên về phía lồng ngực trái.
  • Từ từ di chuyển xuống phía xương hông trái.
  • Các động tác lặp đi lặp lại khoảng vài phút.

Chườm nóng

Chườm nóng có tác dụng lên hệ tuần hoàn giúp cách mạch máu giãn nở, lưu thông máu, chuyển hóa cơ thể tăng lên, tăng quá trình hấp thụ thức ăn vào cơ thể và giảm các triệu chứng đầy hơi, bụng căng cứng, khó tiêu hiệu quả. Cách chườm nóng như sau:

  • Lấy khăn sạch, những vào nước nóng, vắt ráo nước ròi đặt lên bụng.
  • Khăn nguội thì nhúng lại nước ấm và chườm tiếp
  • Chườm như vậy khoảng 10 – 15 phút sẽ thấy hiệu quả.

Hoặc:

  • Dùng chai nước hoặc túi chườm, đổ nước nóng khoảng 50 – 60 độ và vặn nắp kín
  • Chườm nên vị trí đầy hơi, bụng căng cứng, khó tiêu.
  • Nằm thoải mái, thư giãn và chườm như vậy khoảng 15 – 20 phút.

Sử dụng tỏi

Áp dụng mẹo dân gian 2

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong tỏi chứa hàm lượng Allincin cao có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, các hợp chất Sulfur, Glycosides, Germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư, kích thích tiêu hóa thức ăn và giảm tình trạng bụng căng cứng đầy hơi, khó tiêu. Cách dùng tỏi như sau:

  1. Dùng vàu nhanh tỏi đã bóng tắng, đập dập hãm trong cốc nước khoảng 15 phút rồi uống trước bữa ăn. Ngày thực uống 3 lần như vậy sẽ giảm bụng căng cứng đầy hơi, khó tiêu.
  2. Dùng 1 củ tỏi đem nướng lên cho vàng thơm rồi bọc vào băng gạc mỏng, đắp lên rốn sẽ thấy bụng cảm giác dễ chịu.

Uống trà gừng

Trong gừng có chứa zingibain- đây là loại enzym tiêu hóa giúp cơ thể phân hủy protein giúp thư giãn đường ruột, giảm viêm trong ruột kết, tăng nhu động ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng nên có tác dụng giảm bụng căng cứng đầy hơi khó tiêu hiệu quả. Người bệnh có thể dùng gừng theo một số cách dưới đây:

  • Dùng vài lát gừng đập dập hãm trong cốc nước ấm vài phút ròi uống sau bữa ăn.
  • Khi đầy hơi, bụng căng cứng bạn ngậm và nhai một vài lát gừng sau bữa ăn.

☛ Xem thêm: Các cách chữa đầy hơi chướng bụng tại nhà hiệu quả

Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị khác nhau. Nếu bụng căng cứng đầy hơi do chế độ ăn uống sinh hoạt gây ra, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh thì triệu chứng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng do nguyên nhân từ bệnh lý, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số thuốc thông dụng bác sĩ thường dùng:

  • Thuốc chống axit: Maalox plus, pepsane, Phosphalugel… giúp trung hòa axit dạ dày, chống đầy hơi, giảm căng cứng hiệu quả
  • Nhóm thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày: Metoclopramid, Domperidon…giúp điều hòa sự co bóp dạ dày chứa dược chất tăng trương lực dạ dày, đẩy thức ăn xuống ruột già, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Men tiêu hóa: Neopeptin, Alipase, Festal… là nenzzym dịch tụy giúp giảm chướng bụng, đầy hơi kéo dài do rối loạn tiêu hóa.
  • Nhóm ức chế proton: Omeprazol giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ức chế bơm proton, đồng thời điều hòa sản sinh dịch vị trong dạ dày.
Sử dụng thuốc tây thườn giúp giảm nhanh triệu chứng bụng căng cứng đầy hơi. Tuy nhiên, thuốc tây thường tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, khi dùng bất cứ loại thuốc gì chữa đầy hơi, khó tiêu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng theo liều lượng, thời gian sử dụng mà bác sĩ kê.

Hotline Hướng dẫn mua hàng
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.