Các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thường để lại rất nhiều biến chứng mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào chế độ chăm sóc cho người bệnh. Vậy những biến chứng của bệnh tiểu đường là gì? Làm cách nào có thể ngăn ngừa, điều trị được các biến chứng ấy?
Tiểu đường làm rối loạn trao đổi chất trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể hoặc có thể gây nên các biến chứng, căn bệnh khác như một hệ quả của căn bệnh ban đầu.
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
- Hôn mê do tăng đường máu.
- Hôn mê do nhiễm toan ceton.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
- Hạ đường máu và hôn mê do hạ đường máu.
Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
- Biến chứng tim mạch: – Tăng huyết áp. – Cơn đau thắt ngực. – Nhồi máu cơ tim.
- Bệnh lí võng mạc.
- Nhiễm khuẩn da, niêm mạc.
- Bệnh lí thần kinh.
- Bệnh lí về thận: do hàm lượng đường trong máu luôn cao khiến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.
- Bệnh lí bàn chân
Cụ thể các biến chứng:
Do nồng độ đường huyết cao được điều trị bằng cách tiêm insulin vào trong cơ thể. Nếu insulin không được tiêm có thể sẽ dẫn đến nhiễm acid ceton tiểu đường. Nếu không có insulin trong cơ thể, lượng đường trong máu không thể được chuyển đổi thành năng lượng và như vậy, cơ thể sẽ tìm kiếm năng lượng từ những nơi khác. Cơ thể chủ yếu bắt đầu sử dụng các bộ phận như một nguồn năng lượng. Nếu điều này tiếp tục không được phát hiện người bệnh có thể sẽ bị hôn mê. Tình trạng này có lẽ là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường và có thể dẫn đến tử vong.
Nồng độ đường huyết cao mãn tính cũng có hại cho các mạch máu và tim. Tình trạng này được chia thành bệnh mạch máu lớn và bệnh mạch máu nhỏ.
Biến chứng bệnh tiểu đường: tắc nghẽn mạch máu
Bệnh mạch máu lớn liên quan đến tim và các mạch máu lớn như động mạch. Người ta tin rằng đường quá nhiều trong các mạch máu làm cho lớp niêm mạc của các mạch máu để trở nên thô và xây xát, và gây ra các chất mỡ dính vào niêm mạc. Điều này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch hoặc sự dày lên của thành động mạch, gây ra nhiều biến chứng như bệnh tim và đột quỵ. Nó cũng có thể dẫn đến tuần hoàn lưu thông máu kém.
Lưu thông máu kém là nguyên nhân chủ yếu chịu trách nhiệm cho hầu hết các căn bệnh về mạch máu nhỏ. Bệnh mạch máu nhỏ có liên quan đến các mạch máu nhỏ như các mao mạch cung cấp máu cho mắt, hệ thần kinh và chân tay. Do việc lưu thông trở nên kém hơn, các bộ phận của cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng cung cấp từ máu và bắt đầu có vấn đề.
Một vấn đề thường gặp là bệnh thần kinh tiểu đường. Điều này được định nghĩa là sự tổn hại dây thần kinh. Sự lưu thông máu kém hoặc bị gián đoạn khiến cho các dây thần kinh bị rối loạn chức năng và điều này có thể dẫn đến đau đớn, tê buốt hoặc mất cảm giác về các bộ phận trên cơ thể. Khu vực phổ biến nhất là bàn chân và sự chăm sóc và chú ý đặc biệt nên được dành riêng cho bàn chân.
Một căn bệnh khác về mạch máu nhỏ được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường. Căn bệnh này là do thiếu nguồn cung cấp từ máu cho các mao mạch trên võng mạc, làm cho các mao mạch bị chết và các mao mạch mới phát triển tại vị trí của chúng. Các mao mạch có xu hướng suy yếu dần và sẽ bị rò rỉ máu vào thủy dịch của mắt. Điều này có thể dẫn đến thị lực kém và cuối cùng là mù lòa.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
• Chứng khát nhiều hoặc khát thường xuyên, hoặc đột nhiên khát.
• Hay đi tiểu thường xuyên
• Đói thường xuyên hoặc đột nhiên đói
• Mệt mỏi
• Mờ mắt
• Khô miệng hoặc ngứa khắp cơ thể
• Sụt cân đột ngột
Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh tiểu đường là giám sát và duy trì nồng độ đường trong máu. Nếu nồng độ này được giữ ở mức thấp và liên tục thì nguy cơ các căn bệnh nói trên xảy ra là rất thấp.
Người ta tin rằng các biến chứng xuất phát từ bệnh tiểu đường có thể giảm bớt nếu bệnh nhân tiểu đường được điều trị kịp thời.
Trong bệnh tiểu đường tuýp 1 , các tế bào bị phá hủy bởi cơ thể vì cơ thể nghĩ rằng chúng là các tác nhân gây bệnh. Các tế bào beta tạo ra insulin. Insulin được sử dụng để chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen trong mỡ, cơ bắp và các tế bào gan và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nếu không có insulin, nồng độ đường không thể được giảm và điều này có thể dẫn đến sự tăng đường huyết.
Trong bệnh tiểu đường tuýp 2 , cơ thể xuất hiện sự kháng insulin. Điều này có nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng cần thêm insulin để giải quyết lượng đường trong máu hoặc insulin là không hiệu quả. Này cũng sẽ dẫn đến nồng độ đường huyết cao và tăng đường huyết.
Vân Anh (Tổng hợp)