Bệnh Trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

tải xuống (2)

Bệnh trĩ là căn bệnh xuất hiện ở vùng hậu môn, trực tràng – vùng nhạy cảm của cơ thể. Bệnh trĩ gồm 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, trong đó chủ yếu do thói quen hàng ngày của người bệnh như: đứng hoặc ngồi quá lâu, cơ thể thiếu chất xơ gây ra chứng táo bón kinh niên, người bệnh lao động quá sức trong thời gian dài…

Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ không gây nguy hiểm cho con người do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh.

Nhưng càng về sau, khi bệnh phát triển hơn, các dấu hiệu rõ ràng và thay đổi với tốc độ nhanh thì người bệnh mới bắt đầu tìm hiểu và chữa bệnh. Lúc này, bệnh đã tiến triển nặng hơn nên việc điều trị bệnh là rất khó khăn, tốn kém. Những trường hợp bệnh quá nặng có thể phải chịu biến chứng bệnh trĩ và sống chung với căn bệnh này suốt đời.

Bệnh trĩ để lâu có sao không?

Bệnh trĩ không thể tự khỏi. Chỉ là ở giai đọan đầu, bệnh chưa phát triển mạnh mẽ nên không gây lo lắng cho người bệnh. Một thời gian phát triển và biến chứng của bệnh trĩ có thể kéo dài tới 2 – 3 năm. Vì vậy khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Thiếu máu: Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
  • Tắc mạch: Là trường hợp các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu.
  • Nhiễm khuẩn: Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn.
  • Sa nghẹt: Ở bệnh trĩ nội, các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn.

Bệnh trĩ để lâu có sao không? 1

 

Nứt hậu môn là biến chứng nhẹ nhất của bệnh trĩ

  • Nứt hậu môn: Nứt hậu môn khiến bệnh nhân đau đớn và có thể chảy nhiều máu hơn khi đi đại tiện. Nứt hậu môn thường xảy ra ở vị trí 6 giờ.

Những thói quen tốt giúp phòng tránh bệnh trĩ

Để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, mỗi chúng ta nên bắt đầu từ việc tập các thói quen tốt hàng ngày, lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh như:

  • Chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Nên ăn nhiều rau xanh, các loại củ, quả, ăn hoa quả hoặc uống các loại nước ép tốt cho sức khỏe như: cam, bưởi, dưa hấu… Đồng thời hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Lối sống sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu đặc biệt là ngồi xổm. Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc. Cần cải thiện thực phẩm ăn uống nếu cơ thể có hiện tượng táo bón kinh niên; luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, có thể luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, tập các bài thể dục nhẹ nhàng…
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để theo dõi sức khỏe cũng như phát hiện, chữa trị bệnh trĩ kịp thời từ giai đoạn khởi đầu.

Bệnh trĩ không gây biến quá nguy hiểm như những chứng bệnh khác, tuy nhiên bệnh gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hậu môn – trực tràng làm người bệnh khó chịu, gây mất thẩm mĩ, mất tự tin người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh và không được chủ quan khi phát hiện bệnh trĩ.

Theo Cotripro.vn

Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...