Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nên biết
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh thường gặp ở phổi là tên gọi chung một nhóm do tắc nghẽn thông khí, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở không hồi phục. Đây là căn bệnh nguy hiểm được xếp 1 trong số 12 bệnh nặng, gây tử vong rất cao, chỉ đứng sau ung thư và tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Hình ảnh minh họa)
Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở Việt Nam rất cao. Khoảng 10% dân số Việt Nam mắc bệnh phổi mạn tính hoặc hen phế quản. Trước thực trạng ấy ngày 20 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2331/QĐ-TT, xem bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản là một trong các nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.
Triệu chứng thường gặp
- Ho: Triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Lúc đầu ho cách khoảng, xuất hiện vào buổi sáng, sau đó ho xảy ra hằng ngày, ít khi ho ban đêm.
- Khạc đờm: Lúc đầu thường khạc đờm ít, xuất hiện vào sáng sớm, đờm nhày khi có đợt cấp có thể khạc đờm mủ.
- Khó thở: Khó thở thường biểu hiện muộn hơn. Mới đầu chỉ khó thở khi gắng sức về sau khó thở cả khi nghỉ.
- Các đợt cấp: Trung bình mỗi năm bệnh nhân COPD có 1-3 đợt cấp phụ thuộc vào các yếu tố tuổi cao, thời gian mắc bệnh, tình trạng bệnh, sử dụng thuốc…Biểu hiện trong đợt cấp là ho khạc đờm tăng, số lượng đờm nhiều, đờm đục, khó thở tăng và có thể có biểu hiện của nhiễm trùng…
Ho khó thở là triệu chứng của COPD
Mục tiêu điều trị COPD
- Giảm các triệu chứng giảm đờm, ho, khó thở
- Cải thiện khả năng vận động và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
- Ngăn bệnh tiến triển, phòng và điều trị các đợt cấp, giảm tỉ lệ tử vong
Điều trị COPD
Điều trị đợt cấp: Nhập viện và điều trị tại bệnh viện. Tùy theo triệu chứng, biến chứng mà có thể dùng thuốc: kháng sinh, giãn phế quản, long đờm… Dùng theo liệu trình và hướng dẫn của bác sỹ.
Dự phòng đợt cấp: Để dự phòng đợt cấp một cách hiệu quả người bệnh nên thực hiện tốt các việc sau
- Tìm hiểu kiến thức về COPD để có thể dự phòng một cách hiệu quả.
- Bệnh nhân nghiện thuốc lá phải ngừng ngay thuốc lá.Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng, tránh khói và các loại khí gây khó thở, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói, bụi, tránh lạnh đột ngột, vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên…
- Thực hiện điều trị bệnh một cách tổng hợp: tuân thủ đúng theo chi dẫn của bác sỹ, luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh, tập thở, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như Bảo khí khang, Copdsone, Pulmasol…
- Hàng tháng người bệnh cần đi khám bệnh để theo dõi diễn biến bệnh, có những biện pháp kịp thời xử lý. Sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản, chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
- Đến bệnh viện hay Bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi.
- Cần chuẩn bị sẵn: số điện thoại của bác sỹ, bệnh viện gần nhà, danh sách các thuốc bạn đang dùng.
- Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu sau: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng – thở vẫn gấp và khó.