Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom, là bệnh sinh ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là căn bệnh rất phổ biến, có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động, chế độ ăn ít xơ, nhiều đạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Do bệnh thường tiến triển âm thầm, không thể hiện triệu chứng gì trong giai đoạn đầu nên người bệnh thường không biết hoặc chủ quan không đi khám. Tuy nhiên càng để lâu, bệnh càng nặng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và đặc biệt là gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, bệnh nhân cần chú ý các dấu hiệu sau để thăm khám và can thiệp điều trị, thay đổi lối sống để ngăn không cho bệnh nặng thêm:

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ 1

 

Chảy máu ở bệnh trĩ là máu đỏ tươi, rất dễ thấy sau khi đi vệ sinh

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Tĩnh mạch trĩ giãn ra, thò vào lòng ống hậu môn. Khi có khối phân đi qua gây chà xát dễ khiến chảy máu. Đây là biểu hiện rất phổ biến nhưng thường bị bỏ qua ở giai đoạn đầu do bệnh nhân không để ý hoặc chủ quan. Chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện bất thường, có thể gặp trong một số bệnh khác nhau như trĩ, bệnh lỵ amip, lỵ trực trùng,… với biểu hiện ra máu khác nhau. Đối với bệnh trĩ, máu chảy là máu đỏ tươi, không lẫn với phân, không có nhầy, người bệnh có thể phát hiện bằng cách nhìn vào giấy vệ sinh hoặc thấy máu dính vào phân.
  • Ngứa, đau rát hậu môn: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc đau rát hậu môn do nhiễm khuẩn gây viêm ở búi trĩ. Đây có thể là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh khi ở giai đoạn đầu.
  • Sa búi trĩ nội: Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong nằm ở trong ống hậu môn, trên đường lược (đường ngăn cách búi trĩ nội và búi trĩ ngoại). Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn quá mức sẽ hình thành bệnh trĩ nội. Lúc đầu búi trĩ nội chỉ thò vào lòng ống hậu môn, về sau, khi bệnh nhân rặn đại tiện, búi trĩ này có thể thò ra ngoài lỗ hậu môn và tự thụt vào sau khi đi đại tiện xong. Ở các giai đoạn nặng hơn, búi trĩ nội có thể sa ra ngoài ở các mức độ nặng hơn.

Triệu chứng bệnh trĩ nặng

Triệu chứng bệnh trĩ nặng 1

Búi trĩ nội nếu sa ra ngoài hậu môn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, lở loét

Ở giai đoạn nặng, người bệnh cảm thấy khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, một số dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn nặng bệnh nhân hay gặp phải sau:

  • Chảy máu nặng – thiếu máu: Bệnh nhân có thể bị chảy máu nhỏ giọt hay thành tia, ra máu cục khi đi đại tiện. Thậm chí, người bệnh bị chảy máu cả khi ngồi, đi lại nhiều. Chảy máu có thể dẫn đến thiếu máu ở các mức độ khác nhau trong bệnh trĩ.
  • Sa búi trĩ mức độ nặng: Ban đầu, búi trĩ nội thi thoảng bị sa xuống khi rặn đại tiện. Khi búi trĩ to dần, các cơ nâng đỡ và dây chằng Park chùng nhẽo, búi trĩ sa thường xuyên hơn. Búi trĩ sa khi đi đại tiện có thể không tự co lên mà cần phải lấy tay đẩy mới được. Nặng hơn, búi trĩ có thể sa một cách thường xuyên, cả khi ngồi, hoặc sa ra ngoài ống hậu môn không thể đẩy vào được nữa. Trĩ sa ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt bình thường của người bệnh. Ngoài ra, búi trĩ sa ra ngoài dễ gây nhiễm khuẩn thậm chí là lở loét và hoại tử.
  • Đau: Người mắc bệnh Trĩ phần lớn đều thấy đau dữ dội ở vùng hậu môn. Đau xuất hiện do biến chứng tắc mạch, thường gặp trong bệnh trĩ ngoại. Tắc mạch là hiện tượng xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch khiến bệnh nhân đau đớn dữ dội, thường không dám ngồi thẳng mà chỉ ngồi bằng 1 bên mông. Trường hợp này, người bệnh cần đến cơ sở y tế để can thiệp. Ngay sau khi chích để lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch, bệnh nhân sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Ngoài ra, đau còn có thể gặp trong sa nghẹt búi trĩ, hoặc áp xe do nhiễm khuẩn búi trĩ nội.

Đối với người mắc bệnh Trĩ, phát hiện và điều trị từ sớm sẽ giúp giảm thiểu biến chứng, tăng cơ hội điều trị triệt để. Sử dụng những chế phẩm dạng bôi là một lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Do các sản phẩm này tác dụng ngay tại vị trí tổn thương, nhờ đó nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu và an toàn.

 

 

 
Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...