Hệ thần kinh

10 Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Có thể thấy sự khác biệt về khả năng phát triển, đặc biệt là kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD) từ khi các bé còn là những đứa trẻ sơ sinh. Đó cũng là cách nhận biết trẻ tự kỷ nếu bố mẹ để tâm đến trẻ.Các trẻ sơ sinh có dấu hiệu giữ nguyên tư thế ngồi, bò và đi trong một khoảng thời gian dài cho đến khi có sự can thiệp từ người khác. Hoặc xuất hiện các dấu hiệu khiếm khuyết quan hệ xã hội ít rõ ràng như chậm nói hoặc phản ứng chậm với những tương tác khác. Tất cả là những sự khác biệt để bố mẹ kịp nhận ra các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ Trong nhiều trường hợp, trẻ có tính cách bẩm sinh ít nói, ít hoạt bát, ít năng động hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi nhưng bị chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ, chúng ta cần phải đưa trẻ đến khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tại các cơ sở chuyên khoa, những nhận xét của các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng với các test đánh giá sẽ giúp đưa ra một chẩn đoán phù hợp nhất. Mặc dù vậy, bệnh tự kỷ vẫn có những triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng giúp cho các bậc phụ huynh có thể dự đoán phần nào con em mình có bị mắc bệnh hay không trước khi đưa trẻ đi khám bệnh. Sau đây sẽ là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ: 1. Ít tiếp xúc với xã hội Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8. Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng. 2. Hành vi chống đối Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,… 3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm,… 4. Hành vi lặp đi lặp lại Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp. Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng. 5. Gắn bó bất thường Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi. 6. Vận động chậm chạp Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ điển hình ở trẻ. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp. 7. Thích chơi một mình Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì. 8. Hành vi kỳ lạ Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,… Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,… 9. Rối loạn ăn uống Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền. 10. Khiếm khuyết về trí tuệ Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường. Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào 10 dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ vội vàng kết luận trẻ bị bệnh tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau. THÔNG TIN THÊM: Dinh dưỡng giúp bổ não, thư giãn tế bào thần kinh, tăng cường tư duy  Vương não khang hỗ trợ giúp hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não, tăng cường khả năng học tập, làm việc, tính tập trung và phản xạ. Nguồn: Internet    

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân đau thần kinh tọa, tìm được nguyên nhân nào gây bệnh cho mình chính là bước đầu trong việc điều trị bệnh hiệu quả 1.Thoát vị đĩa đệm Nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau thần kinh tọa chính là thoát vị đĩa đệm. Đây là trường hợp bao xơ của đĩa đệm thắt lưng (nằm ở giữa hai đốt sống lưng) bị rách, khiến cho nhân nhầy bên trong bị tràn ra ngoài. Lớp nhân nhầy này một khi đã thoát ra sẽ chèn ép lên nhóm dây thần kinh nằm quanh cột sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ gây đau đớn dữ dội, cơn đau có thể lan sang phần mông và hai chân. Các vị trí đĩa đệm thường bị thoát vị là l4, l5 và s1. 2. Bệnh cột sống bẩm sinh Một số người từ khi mới sinh ra đã bị một số chứng bệnh như gai cột sống, thoái hóa cột sống hay hẹp cột sống bẩm sinh… Những dị tật này khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm hẹp không gian của cột sống, vô tình gây sức ép lên dây thần kinh tọa nói riêng. Dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng bởi bệnh cột sống bẩm sinh cũng gây đau đớn như khi đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng, lồi. 3. Viêm nhiễm chấn thương cột sống Một số trường hợp có xương sống bình thường nhưng chẳng may gặp phải một số tai nạn như va đập, té ngã mạnh vào phần cột sống. Những tác động mạnh này có thể khiến cho cột sống bị viêm nhiễm, khiến xương bị rạn nứt, gãy vỡ, phần bao xơ của đĩa đệm cũng vỡ theo… gây tác động lên dây thần kinh tọa. Đây là dạng đau thần kinh tọa cần phải được chữa trị đồng thời với các thương tổn của cột sống. 4. U tủy U màng não tủy: u màng não tủy thường xuất hiện ở những người từ 40 tới 70 tuổi, chiếm 25% trong số các chứng u ống sống. Các khối u màng não tủy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu dọc theo cột sống. Tuy khá hiếm nhưng khối u dạng này vẫn có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, dẫn đến đau đớn ở vùng thắt lưng hoặc hai chân. U dây thần kinh tủy: U dây thần kinh tủy cũng là một dạng khối u ở ống sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì khối u dạng này có thể gây áp lực lên cho các dây thần kinh được bắt nguồn từ tủy sống, trong đó có dây thần kinh tọa. Viêm màng nhện tủy khu: Viêm màng nhện có thể được gây ra bởi quá trình phẫu thuật tủy sống hoặc các bệnh nhiễm trùng như lao phổi, viêm màng não. Đây cũng được xem như một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau ở vùng thắt lưng. Viêm màng nhện gây đau thần kinh tọa là nguyên nhân khá hiếm và thường bị chẩn đoán sai. 5. Các nguyên nhân hiếm gặp khác Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch được xếp vào nhóm bệnh lý mãn tính, có thể xem đây như một dạng lão hóa của cơ thể. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van bên trong tĩnh mạch bị hư hại, dẫn tới máu bị chảy lệnh hướng thông thường. Lúc này, thay vị được bơm lên tim từ phía chân thì máu lại chạy ngược lại, làm cho thành tĩnh mạch bị giãn ra. Tĩnh mạch bị giãn làm cho đây thần kinh s1 và l5 trở nên to hơn bình thường, gây đau đớn khắp vùng dưới thắt lưng. Phì đại tuyến chằng vàng: Dây chằng vàng có một vị trí khá quan trọng trong hệ xương khớp. Thực chất thì đây là một tập hợp các sợi đàn hồi màu vàng rất đặc trưng. Dây chằng vàng có tác dụng duy trì đường cong sinh lý vùng cột sống, giúp cột sống duỗi thẳng được sau khi gập người. Bên cạnh đó thì dây chằng vàng còn làm giảm áp lực của các bộ phận lên các đĩa đệm. Một khi dây chằng vàng bị phì đại thì chẳng những chúng không làm giảm mà còn khiến cho đĩa đệm bị chèn ép, làm màng nhầy bên trong bị tràn ra và ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh tọa. Với các nguyên nhân đau thần kinh tọa từ phổ biến tới hiếm gặp vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu rõ được phần nào về chứng bệnh phiền toái này. Nguồn: khuonwgthaodan.com

Bài viết nổi bật

Loading...