Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi và cách xử lý tại nhà

Mụn bọc ở mũi là tình trạng không hiếm gặp bởi đây là vùng da tích tụ nhiều bã nhờn, bụi bẩn nên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời chúng có thể trở thành sẹo lõm. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là do đâu và có thể xử lý những nốt mụn đó như thế nào. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này.

Mụn bọc ở mũi là gì?

Bản chất của mụn bọc ở mũi là mụn viêm có kích thước lớn, nhân mụn nằm ẩn sâu bên trong da và nang nông, thường chứa rất nhiều mủ. Mụn bọc gây sưng tấy, đau nhức và mất thẩm mỹ hơn nhiều so với các loại mụn thông thường.

Mụn bọc có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt. Khi xuất hiện ở mũi, mụn bọc ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý người bị.

Trong thời gian, nếu không được chăm sóc da cẩn thận và có biện pháp xử lý đúng cách có thể khiến mụn bị vỡ ra và lây lan sang các vùng lân cận trên mặt.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Muốn loại bỏ được mụn bọc ở mũi và ngăn ngừa chúng xuất hiện trở lại thì việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện những nốt mụn bọc trên mũi. Chủ yếu nhất vẫn là do vi khuẩn P.Acnes cùng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm. Ngoài ra, mụn bọc ở mũi còn phát triển do một số tác động sau:

1. Do rối loạn nội tiết

Rối loạn hormone trong cơ thể sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, đặc biệt là ở vùng mũi. Đồng thời, đây cũng là nơi có lỗ chân lông to nên da dễ bị kích ứng, mọc mụn.

Thông thường, hormone trong cơ thể của nữ giới bị rối loạn các chỉ số ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, trước kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh em bé,… Chính vì vậy, ở những thời điểm này da của phụ nữ dễ xuất hiện mụn.

2. Do hệ bài tiết trên da

Hệ bài tiết không khỏe sẽ khiến cho tuyến tiết bã nhờn trên da hoạt động không tốt làm ảnh hưởng đến việc đào thải những chất không tốt cho da cũng như mồ hôi hay bã nhờn. Khi đó, da sẽ tăng lượng bài tiết và có thể khiến mụn bọc phát sinh.

3. Do căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể, khiến cho da dễ xuất hiện mụn hơn. là nguyên nhân thường gặp gây mụn bọc.

Ngoài ra, thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, stress cũng khiến cho da lão hóa nhanh chóng. Chính vì vậy, bạn hãy sắp xếp công việc cũng như lối sống khoa học để hạn chế những căng thẳng, stress quá mức. Bạn hãy luôn sống tích cực, lạc quan, yêu đời để làn da luôn được trẻ hóa.

4. Do vệ sinh da mặt không đúng cách

Đây là bước chăm sóc da quan trọng nhất trong việc hạn chế và ngăn ngừa mụn phát triển. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn rửa mặt quá nhiều lần sẽ làm mất đi  lớp dầu bảo vệ da khỏi bụi bẩn khiến cho lỗ chân lông bị viêm, từ đó hình thành mụn bọc.

Tốt nhất là bạn nên rửa mặt ngày 2 lần với sữa rửa mặt phù hợp với da vào mỗi buổi sáng và tối. Đặc biệt trước khi rửa mặt buổi tối bạn cũng nên tẩy trang để làm sạch sâu bên trong. Nếu da bạn thuộc type da nhờn thì nên chọn những sản phẩm sữa rửa mặt kiềm dầu và hạn chế sử dụng mỹ phẩm.

5. Do thói quen chạm tay lên mặt

Đây là thói quen xấu mà rất nhiều người mắc phải. Bàn tay chúng là tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và là nơi ẩn nấp của vi khuẩn. Chính vì vậy, sờ tay lên mặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập lên da gây mụn.

Đặc biệt, khi da mặt bị mụn, nhiều người có xu hướng chạm tay vào mặt để sờ hoặc nặn bỏ những nốt mụn đáng ghét. Hành động này sẽ làm lỗ chân lông bít tắc và vi khuẩn dễ lây lan sang vùng da bên cạnh khiến mụn lây lan nhanh hơn.

6. Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Không chỉ tác động đến sức khỏe tổng thể, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da. Nếu bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, dung nạp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp làn da tươi trẻ, căng mịn. Ngược lại, nếu sử dụng quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích sẽ khiến cho làn da nổi mụn. Có thể nói, đây cũng là một nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới rất phổ biến.

Lưu ý, bạn cần hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích có trong bia, rượu, cà phê để hệ bài tiết của cơ thể hoạt động tốt. Khi đó bạn vừa có thể ngăn ngừa được bệnh tật, vừa có thể ngăn chặn được tình trạng da bị nổi mụn trứng cá, đặc biệt là mụn bọc.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hòa cơ thể, tái tạo làn da. Thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu, da bị lão hóa nhanh, sạm da, nổi mụn.

7. Mụn bọc ở mũi có thể là dấu hiệu của bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân lành tính, mụn bọc nói chung và mụn bọc ở mũi nói riêng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:

  • Rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…
  • Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng
  • Áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc
  • Mụn bọc bên trong mũi hoặc niêm mạc có thể do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm

Cách xử lý mụn bọc ở mũi đơn giản tại nhà

Ngay từ khi mụn bọc mới xuất hiện hay tình trạng mụn bọc còn nhẹ thì bạn có thể áp dụng ngay một số biện pháp khắc phục tại nhà để tránh mụn kéo dài, phát triển nặng hơn.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà:

Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh

Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền được rất nhiều người áp dụng. Đá lạnh mang nhiệt độ thấp có tác dụng giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy do mụn gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá lạnh còn giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế xuất hiện mụn.

Cách thực hiện như sau: Lấy vài viên đá lạnh bọc vào khăn mặt rồi chườm lên vùng da mụn cho đến khi đá tan hết rồi làm sạch lại da. Duy trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giảm sưng tấy và mụn bọc xẹp xuống nhanh chóng.

Lưu ý: Không chà đá trực tiếp lên da mà cần bọc trong khăn để tránh nhiệt độ quá thấp gây kích ứng da (chú ý khăn và đá phải sạch)

Trị mụn bọc ở mũi bằng tỏi

Tỏi chứa nhiều các hoạt chất oxy hóa và được biết đến như là một kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm, tiêu sưng mạnh. Nhờ đó mà tỏi giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 2 – 3 củ tỏi đem bóc vỏ, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt rồi trộn thêm với 1 ít nước sạch.
  • Dùng tăm bông chấm dịch chiết tỏi lên nốt mụn bọc.
  • Để trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch.

Thực hiện mỗi tuần khoảng 2 lần bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm đi nhanh chóng.

Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi

Chanh tươi có tính acid nên mang lại tác dụng kháng khuẩn cực mạnh. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong chanh còn giúp làm khô nhân mụn, se khít lỗ chân lông, giúp cho các nốt mụn xẹp xuống nhanh chóng và hạn chế tình trạng viêm da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 tăm bông.
  • Chanh vắt lấy phần nước cốt sau đó dùng tăm bông thấm và bôi lên nốt mụn bọc.
  • Để trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Vì chanh có tính acid cao nên khi thực hiện phương pháp điều trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi, bạn nên che chắn kỹ trước khi ra ngoài để tránh da bị bắt nắng.

Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ

Với tinh chất curcumin, nghệ có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm rất tốt, nhờ đó mà nó có tác dụng giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời, nghệ còn mang lại tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất, bát sạch, găng tay nilon.

Cách thực hiện:

  • Cho các nguyên liệu bột nghệ và mật ong vào bát là trộn đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại. Cho 1 thìa bột nghệ và 2 thìa mật ong nguyên chất vào bát sạch.
  • Trộn đều hỗn hợp trên đến khi keo lại.
  • Đeo gang tay rồi thoa đều hỗn hợp lên da rồi massage nhẹ nhành cho các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong.
  • Để mặt nạ trên da trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với sữa rửa mặt và thoa kem dưỡng da.
  • Bạn có thể thực hiện phương pháp này 3 lần/tuần để cho kết quả tốt nhất.
Nghệ thường bám lâu trên da nên sau khi đắp mặt nạ bạn cần rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt nhằm loại bỏ những vết lốm đốm vàng trên da. 

Tham khảo thêm: Cách xử lý mụn bọc ở mũi không để lại sẹo

Những lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi

Mụn bọc là tình trạng nặng hơn nhiều so với mụn thông thường. Bởi vậy, bạn nên chủ động ngăn ngừa nó quay trở lại và trong quá trình trị mụn bọc ở mũi, bạn cần lưu ý một số những nguyên tắc sau đây để mang lại hiệu quả tối ưu:

  • Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn bọc vì có thể làm vỡ hàng rào bảo vệ da, làm viêm lỗ chân lông và khiến cho tình trạng mụn nặng hơn, dễ lây lan và đóng vảy, để lại sẹo trên mặt bạn. Bạn chỉ nên nặn mụn bọc khi chúng hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách, vệ sinh sạch sẽ.
  • Giữ cho làn da sạch sẽ, sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ sạch bụi bẩn, bã nhờn mỗi ngày để lỗ chân lông được thông thoáng. Bạn nên lựa chọn mua những sản phẩm sữa rửa mặt nhẹ dịu, phù hợp với làn da, kết hợp mặt nạ trị mụn chuyên dụng. (Rửa mặt 2 – 3 lần/ngày)
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ quả, thịt cá, các loại nước ép hoa quả. Đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để tránh mụn bọc nặng thêm.
  • Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn. Mỗi ngày bạn nên bổ sung vào cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước.
  • Luôn bảo vệ làn da mỗi khi ra ngoài bằng các vật dụng chống nắng và kem chống nắng phù hợp với loại da.
  • Tránh những mỹ phẩm có gốc dầu để ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn bọc ở mũi hay ở bất kỳ vị trí nào thì nên lựa chọn đồ trang điểm dạng nước.
  • Tẩy da chết cho da hàng tuần (khoảng  1 – 2 lần/tuần) không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện. Cấp ẩm cho da thường xuyên.

Trên đây là chi tiết những nguyên nhân chính gây mụn bọc ở mũi và một số cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng bạn đọc sẽ bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích và nhanh chóng đánh bay mụn bọc để tìm lại làn da trắng sáng.

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: mụn bọc

Sản phẩm liên quan

Prev