Dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích thế nào cho đúng ?

HCRKT là bệnh rối loạn chức năng , chủ yếu gặp ở đại tràng. Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa rõ, trong đó hoạt động của ruột liên quan nhiều đến mối quan hệ tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh đường ruột.

dung thuoc dieu tri hoi chung ruot kich thich Dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích thế nào cho đúng ?

HCRKT thường gây ra các biểu hiện chính: đau bụng, đi ngoài lỏng nát hoặc rắn (hoặc hỗn hợp cả rắn, lỏng), đầy hơi, bụng trướng.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng ngoài tiêu hóa như: đau đầu, trống ngực, cảm giác tim đập nhanh, khó thở, mất ngủ, lo lắng …

Điều trị IBS hiện nay chủ yếu tập trung vào các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, giảm co thắt.
  • Thuốc chống táo bón.
  • Thuốc chống tiêu chảy.
  • Thuốc chống sinh hơi.
  • Thuốc an thần.

Tất cả các thuốc trên đều là thuốc điều trị triệu chứng nên chỉ có tác dụng giải quyết tạm thời. Hiện tại chưa có thuốc nào có thể chữa khỏi được hoàn toàn bệnh. Do đó, bệnh nhân có xu hướng phải sử dụng các thuốc trên lâu dài, tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc. Chỉ nên sử dụng chúng khi thật cần thiết.

1.Thuốc giảm đau gồm các nhóm: thuốc kháng cholinergic ( atropin, scopolamine), thuốc chống co thắt hướng cơ trơn (alverine, mebeverine, trimebutine), thuốc ức chế kênh canxi, thuốc chống trầm cảm (amitriptyline). Các thuốc này điều trị trướng bụng và giảm đau tốt nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón ở người HCRKT thể táo, các tác dụng không mong muốn khác nếu dùng kéo dài.

2.Thuốc chống táo bón: gồm các nhóm:

  • Nhóm nhuận tràng thẩm thấu như: Forlax, sorbitol…có tác dụng hút nước vào lòng ruột làm phân mềm ra, dễ đi ngoài hơn.Thuốc có thể gây đi lỏng khi quá liều, kéo dài. Do đó khi thấy đi ngoài phân mềm thì bệnh nhân nên ngừng sử dụng.
  • Nhóm nhuận tràng tăng co thắt như: bisacodyl, picosulfgate.

Sử dụng nhóm thuốc chống táo có thể làm tăng nặng triệu chứng đau, trướng bụng.

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, uống đủ 1.5- 2 lít nước, tăng cường vận động là biện pháp quan trọng để phòng tránh táo bón.

3.Thuốc chống tiêu chảy gồm các nhóm:

  • Nhóm hút chất lỏng tạo khối phân: diosmectite, attapulgite, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố nhưng cũng không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc.
  • Nhóm giảm nhu động ruột: loperamide, diphenoxylate… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột nhưng không làm giảm đau bụng, khi dùng quá liều, kéo dài  lại gây táo bón.
  • Nhóm vi sinh : Lactobacillus acidophilus,  Saccharomyces boulardii… khắc phục tình trạng loạn khuẩn, giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Không nên sử dụng các loại kháng sinh kháng khuẩn vì không cần thiết và gây nguy cơ kháng thuốc, loạn khuẩn.

4.Các thuốc chống sinh hơi giúp giảm trướng bụng, sử dụng khi bị đầy hơi, trướng bụng( ví dụ than hoạt). Thuốc ít gây tác dụng phụ nhưng không làm mất trướng bụng khi dùng đơn độc. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sinh hơi gây đầy hơi như: rau cải, bắp cải, khoai, sắn…

5.Thuốc an thần: sử dụng khi bị lo lắng, mất ngủ kéo dài. Nên ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược (như rotunda chiết xuất từ rễ củ cây Bình Vôi). Tuy nhiên, với bệnh nhân IBS lâu năm, mức độ nặng, mất ngủ kéo dài kèm theo dấu hiệu rối loạn tâm lý cần sử dụng các thuốc an thần, gây ngủ mạnh (seduxen) thì nguy cơ có thể gặp phải là tình trạng lệ thuộc vào thuốc (phải sử dụng thuốc lâu dài), kéo theo đó là các tác dụng không mong muốn khác. Trong trường hợp này bệnh nhân nên gặp bác sỹ để được thăm khám, kê đơn và hướng dẫn sử dụng cẩn thận .

Tóm lại, bệnh nhân IBS cần sử dụng các thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, tránh sử dụng tùy tiện nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải khi sử dụng thuốc.

 
Cập nhật lúc: 07/06/2024
Loading...