• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Xuất huyết giảm tiểu cầu – Những kiến thức cơ bản

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một dạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khó phát hiện, chỉ khi cơ thể có các nốt  chấm đỏ hoặc bầm tím hoặc xuất huyết do xây xước nhẹ trên da mà không kèm theo sốt, thiếu máu thì bệnh mới được xác định. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể người bệnh. Diễn biến của bệnh có thể được biểu hiện ở xuất huyết dưới da ở dạng chấm nhỏ li ti, dạng nốt như muỗi đốt hoặc thành đám, mảng lớn ở một vài nơi hoặc rải rác khắp người, xuất huyết có thể xuất huyết niêm mạc như chảy máu răng lợi, chảy máu cam, giác mạc, nặng hơn có thể chảy máu đường tiết niệu, tiêu hoá, sinh dục và biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não.

Xuất huyết giảm tiểu cầu - Những kiến thức cơ bản 1Các nốt xuất huyết xuất hiện trên cơ thể người bệnh.

Những kiến thức cơ bản bạn cần biết về xuất huyết giảm tiểu cầu

Xuất huyết giảm tiểu cầu thường có diễn biến cấp tính. Khoảng 70-80% các trường hợp bệnh nhân trở lại bình thường sau vài tuần đến 3 tháng khi được điều trị, 20% trở thành mạn tính. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng cần có biện pháp đề phòng chảy máu, đặc biệt là chảy máu ở phổi, não để ngừa nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Tiểu cầu là 1 trong 3 loại tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu). Tiểu cầu có kích thước rất nhỏ từ 1-4mm, chúng được sinh ra ở tủy xương từ các mẫu tiểu cầu. Chúng có chức năng quan trong cầm máu, nhờ các tính chất đặc thù như: tập chung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi bị tổn thương và thoái hóa chất này để giải phóng ra yếu tố làm đông máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu giảm thì quá trình này không được thực hiện và xảy ra tình trạng xuất huyết.

Xuất huyết giảm tiểu cầu (XHGTC) được phân thành 2 loại chính:

Xuất huyết giảm tiểu cầu không do miễn dịch: XHGTC do bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng (sốt rét… ). Nhiễm siêu vi trùng (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… ). -Các bệnh có lách to ( xơ gan, cường lách… ).

Xuất huyết giảm tiểu cầu do miễn dịch thực sự (XHGTC tự miễn): Các bệnh tự miễn (ban đỏ, viêm nút động mạnh, viêm đa khớp dạng thấp…). Các bệnh về máu (suy tủy xương, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư nơi khác xâm lấn vào tủy xương, thiếu máu tiêu huyết tự miễn…).

Ngoài ra còn có các trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc (một số loại thuốc cảm cúm, an thần, hạ nhiệt, kháng sinh, thuốc nam,thuốc bắc không rõ loại…) và do độc chất. Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân còn gọi là giảm tiểu cầu vô căn. Ngày nay, có nhiều bằng chứng kết luận do nguyên nhân tự miễn còn gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch.

Nguyên tắc của điều trị XHGTC là dựa vào cơ chế miễn dịch của bệnh. Corticosteroid được sử dụng như một thuốc kinh điển để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu. Các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ hoặc thay thế khi các tác dụng phụ của corticosteroid nặng nề. Gần đây, người ta đã áp dụng các chất kháng lymphoB điều trị các thể XHGTC mãn tính, nhất là ở trẻ lớn. Trong các trường hợp có tiểu cầu giảm nặng, nguy cơ xuất huyết nội tạng hoặc não cao thì cần truyền tiểu cầu.

Đối với các trường hợp mãn tính thì việc điều trị còn rất nan giải. Những bệnh nhi này cần được theo dõi tốt, tránh các biến chứng do xuất huyết. Mặt khác, cần hạn chế sử dụng corticosteroid liều cao, kéo dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

 

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: Xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.