• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

XẠ CAN

Xạ can còn có tên gọi là rẻ quạt, có vị đắng, tính mát, chữa ho, viêm họng, khản tiếng, viêm amidan,  thông kinh, bí đại tiểu tiện…

XẠ CAN 1

Xạ can chữa ho, viêm amidan (Ảnh minh họa)

Tên khác:  Rẻ quạt, biển trúc
Tên khoa học: Belamcanda chinensis Lem
Họ: Lay Ơn (Iridaceae).
Mô Tả: Cây thảo, sống dai, thân rễ mọc bò. Thân bé, có lá mọc thẳng đứng, cao tới 1m. Lá hình mác dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 hàng, dài 20-40cm, rộng 15-20mm. Gân lá song song. Lá hình phiến dài, lá ở phía dưới úp lên gốc lá ở phía trên. Cụm hoa có cuống, cánh hoa màu vàng cam điểm đốm tím, 3 nhị, bầu hạ. Quả nang hình trứng, có 3 van, dài 23-25mm. Hạt xanh đen hình cầu. Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở khắp nơi.
Thu hoạch: Vào mùa xuân, thu
Phần dùng làm thuốc: Thường dùng Thân Rễ.
Mô tả dược liệu:
 Rễ Xạ can cong queo, có đốt ngắn, mầu vàng nhạt hoặc vàng nâu, ruột trắng.Chất cứng, vị thơm.
Tính vị, quy kinh: 
Có vị đắng, tính mát, quy vào hai kinh phế và can
Thành phần hóa học:
Xạ can có chứa một số dẫn chất isoflavonoid (belamcandin, tectoridin…)
Tác dụng dược lý:
  • Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học).
  • Tác dụng đối với nội tiết; Dích chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học).
  • Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28).
  • Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877).
  • Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153).
  • Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Võ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315).
Bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian:
1. Chữa viêm họng:
  • Xạ can 4g, kinh giới 16g, kim ngân, huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 12g; Bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
  • Xạ can 6g, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 16g; Mạch môn, tang bạch bì, cam thảo nam, kê huyết đằng, thạch hộc, mỗi vị 12g; Tằm vôi 8g. Sắc uống ngày một thang.
2. Chữa viêm họng, ho đờm
  • Xạ can 6g, sâm đại hành 15g, mạch môn 15g, cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Xạ can 8g, cam thảo dây hoặc mạch môn 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Xạ can 8g, sài đất 10g, đậu chiều (sao vàng) 8g, cam thảo dây tươi 6g. Sắc uống ngày một thang.
3. Chữa viêm amiđan cấp tính
  • Xạ can 6g; Kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi, bồ công anh, mỗi vị 16g, Huyền sâm, sinh địa, sơn đậu căn, mỗi vị 12g; Bạc hà, ngưu bàng tử, mỗi vị 8g; Cát cánh 6g. Sắc uống ngày một thang.
  • Xạ can 8g; Kim ngân hoa, thạch cao, mỗi vị 20g; Huyền sâm, sinh địa, cam thảo nam, mỗi vị 16g; Hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa viêm amiđan mãn tính
  • Xạ can 8g, huyền sâm 16g; Sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; Thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.
  • Xạ can 8g; Sa sâm, mạch môn, huyền sâm, tang bạch bì, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa hen phế quản thể hàn
Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; Cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

 

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.