• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

VÀNG ĐẰNG

Vàng đằng có tên gọi khác là hoàng đằng hay vàng đắng, chứa chất  Bererin, có hiệu quả cao trong việc chữa sốt, sốt rét, tả, lỵ hoặc đau mắt.

VÀNG ĐẰNG 1

Vàng đằng chữa sốt rét, tả (Ảnh minh họa)

Tên khác: Dây đằng giang, hoàng đằng, hoàng đằng lá trắng, dây khai, vàng đắng
Tên khoa học: Coscinium usitatum Pierre
Họ: Tiết dê (Menispermaceae)
Mô tả cây:
Vàng đằng là một cây leo to, có phân nhánh, mọc bò trên mặt đất hoặc leo lên những cây gỗ cao. Thân hình trụ, đường kính 5-10cm. Thân non màu trắng bạc, thân già màu ngà, xù xì, có vết tích của lá rụng. Cắt ngang thân có hình bánh xe với những tia tủy như nan hoa bánh xe,màu vàng, giữa có vòng lõi tủy xốp. Lá mộc so le, mặt trên xanh, mặt dưới màu trắng nhạt, dài 15-30cm, rọng 10-20cm, có 5gân (3 gân nổi rõ). Mặt dưới có phủ lông tơ. Hoa màu trắng, phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Cuống hoa rất ngắn. Rễ hình trụ, đầu thuôn hình nón, mặt ngoài màu trắng nhạt, mặt trong màu vàng, cắt ngang có hình bánh xe với những tia tủy hình nan hoa. Vị đắng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mọc hoang dại, rất phổ biến ở vùng rừng núi miền đông Nam bộ, nam Trung bộ, Tây Nguyên. Còn thấy mọc nhiều ở ở trung và hạ Lào, Campuchia. Trữ lượng khá nhiều. Người ta dùng thân và rễ, thu hái gần như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác.
Bộ phận dùng: Thân và rễ
Thành phần hóa học: Chủ yếu là berberin, saponin, thân chứa berberin có tỷ lệ tới 3,5%, ceryl alcohol, hentriacontane, sitosterol, acid palmitic và oleic, glucosid sitosterol, saponin và vài chất nhựa. Ở nước ta trong thân và rễ cây có alcaloid berberin với tỷ lệ 1,5-3%.
Tính vị, tác dụng: Rễ và thân đều có vị đắng, tính mát, có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm và bổ đắng.
Công dụng và liều dùng
  • Nhân dân những vùng có cây vàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây này để nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng dưới hình thức thuốc bột hay thuốc viên. Ngày uống 4 – 6 gam.
  • Có thể dùng làm nguyên liệu chiết becberin. Becberin clorua có thể dùng sữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt. Dùng trong: Ngày uống 0,02 đến 0,20g dưới dạng thuốc viên. Người ta còn dùng chữa bệnh về gan, mật: Vàng da, ăn uống khó tiêu.
  • Dùng ngoài: Chế thuốc đau mắt dưới dạng dung dịch 0,5% đến 1%.
  • Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị lỵ và dùng ngoài rửa mụn nhọt và vết thương. Nước sắc vỏ dùng chữa sốt gián cách, nước sắc thân dùng trị rắn cắn.

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.