• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Tô mộc

Tô mộc, còn có các tên gọi khác là gỗ vang , tô phượng , vang nhuộm , co vang , mạy vang, là một loài thực vật thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10 mét, cho gỗ rất rắn, có màu đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài, được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á . Gỗ tô mộc có vị ngọt, tính bình, có chất kháng sinh tự nhiên giúp hành huyết, thông kinh lạc, hóa ứ, khu phong

Tô mộc 1

Hình ảnh: Lá và quả cây tô mộc

Tổng quan về cây thuốc

Tên thuốc: Lignum Sappan

Tên khoa học : Caesalpinia sappan L

Họ : Vang (Caesalpiniaceae)

Bộ phận dùng : gỗ, thứ chắc, nặng, màu vàng óng ánh hay đỏ sẫm, to bản rộng 5cm là tốt.

Tô mộc thật : thì nặng, thớ song song, dễ chẻ, óng ánh, nếm ngọt thơm. Thứ giả nhẹ, thớ vặn vẹo, khó chẻ, nếm rất chát.

Thành phần hoá học : có Tanin, acid Galic, chất Sappanin, Brasilin và tinh dầu.

Tính vị: vị ngọt, tính bình.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can  và Tỳ.

Tác dụng : hành huyết, thông kinh lạc, hoá ứ, khu phong, có chất kháng sinh.

Chủ trị : sản hậu huyết ứ, kinh nguyệt bế; trị ung nhọt, chấn thương ứ huyết. Trị lỵ cấp tính, viêm ruột, tiêu chảy  do nhiễm trùng đường ruột.

  • Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và đau bụng sau đẻ: Tô mộc hợp với Ðương qui, Xích thược và Hồng hoa.
  • Sưng đau do ngoại thương. Tô mộc hợp với Nhũ hương và Một dược.

Liều dùng : Ngày dùng 4 – 20g (thuốc sắc).

Cách Bào chế:

  • Theo Trung Y : Bỏ vỏ thô và đốt mắt, thái thành phiến mỏng, hoặc đẽo ra từng sợi dài mà dùng.
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam : Cưa thành khúc ngắn 5 – 10cm, chẻ nhỏ, để sắc.
  • Kinh nghiệm nấu cao Tô mộc của Viện Đông y Việt Nam : Cưa thành khúc ngắn 5 – 10cm, chẻ nhỏ (càng nhỏ càng tốt), đổ ngập nước. Đun sôi 2 giờ, chắt lấy nước, lọc, cô lại. Lấy nước thứ hai, thứ ba, làm như trên. Cô chung cho đến độ sền sệt. Sấy nhẹ cho khô, tán bột làm viên.

Bảo quản : để nơi khô ráo, cách xa mặt đất, tránh ẩm.

Liều lượng: 3-10g

Các bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian

1. Trị chứng phụ nữ huyết trệ, kinh bế, bụng đau: dùng bài:

Thông kinh hoàn: Xích thược, Qui vỹ, Ngưu tất, Đào nhân đều 10g, Sinh địa 15g, Hổ phách 1,5g, Xuyên khung, Hồng hoa, Tô mộc đều 6g, Hương phụ, Ngũ linh chi đều 8g, hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 10g, ngày 2 – 3 lần.

2. Trị chứng kinh nguyệt không đều hoặc sinh xong đau bụng từng cơn:

  • Tô mộc 10g, Huyền hồ sách 6g, Sơn tra 10g, Hồng hoa 3g, Ngũ linh chi 8g, Đương qi thân 10g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
  • Sanh xong huyết ra nhiều: Tô mộc 12g, sắc với 200ml nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày.

Nói chung điều trị bụng đau do huyết ứ, dùng Tô mộc thường phối hợp với Hồng hoa, Đương qui, Xích thược.

3. Trị chứng ngã té chấn thương tụ máu đau:

  • Bát ly tán: Xạ hương 0,4g, Tô mộc 15g, Chế phàn mộc miết 4g, Đồng tự nhiên, Nhũ hương, Một dược, Huyết kiệt đều 10g, Hồng hoa 8g, Đinh hương 2g, làm thuốc tán, mỗi lần uống 3 – 4g, ngày 2 lần, uống với rượu.
  • Nhị vị Sâm tô ẩm: Đảng sâm 12g, Tô mộc 6g, sắc nước uống trị tổn thương phổi nôn ra nhiều máu, khí hư huyết ứ.
  • Tô mộc sấy khô tán bột, rắc vào vết thương cầm máu.

Kiêng kỵ: huyết hư không ứ trệ thì không nên dùng.

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.