• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Sa nhân

Sa nhân thuộc họ gừng có hai loại chính: sa nhân tím và sa nhân trắng được thu mua chủ yếu, có giá trị sử dụng và giá trị thưong phẩm cao. Với sa nhân mọc hoang, muốn thu hoạch nhiều, nên phát quanh sạch cỏ, chặt ngọn cả những cây sa nhân già, để sa nhân mọc lại, dễ sai quả hơn.

Sa nhân 1

Cây sa nhân (Mè trê bà)

Tên gọi khác: Mè trê bà, Dương xuân sa
Thuộc họ: Gừng
Mô tả: Cây thảo cao 2-2,5m, có thân rễ bò ngang mang vẩy và rễ phụ, tạo ra những thân khí sinh, loại mang lá, loại mang hoa. Lá mọc so le, xếp 2 dãy; có bẹ dài, phiến trải ra, hình xoan thon, dài đến 40cm, rộng 8cm, hai mặt không lông; cuống ngắn. Cụm hoa cao 6-8cm, trải ra trên mặt đất, ở gốc có vẩy và có những lá bắc mọc so le; hoa thưa; 5-10, màu vàng vàng; đài 17mm, có 3 răng; tràng hoa hình ống, có phiến chia 3 thuỳ thuôn và dài 13mm; nhị có chỉ nhị dài bằng bao phấn; cánh môi dạng mo, đầu lõm, có 2 nhị lép ở gốc. Quả hình trái xoan dài 1,5-cm, rộng 1,2-1,5cm phủ gai nhỏ cong queo.
Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-8.
Bộ phận dùng:  thường lấy quả – Fructus Amomi Villosi.
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Cây mọc hoang ở rừng núi Hà Tây, Hải Hưng qua Thanh Hoá, Phú Yên đến Đồng Nai. Thu hái quả lúc gần chín (mùa hè – thu), bóc vỏ lấy khối hạt màu trắng đem phơi khô.
Thành phần hoá học: Trong quả sa nhân có tinh dầu mà thành phần chủ yếu có D-camphor, D-borneol, D-formylacetat, D-limonen, phellandren, a-pinen, paramethoxy etyl cinnamat, nerolidol, linalol.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng hoá thấp khai vị, ôn tỳ chỉ tả, lý khí an thai.
Quy kinh: Vào kinh Thận, Tỳ và Vị; kiêm vào Phế, Đại trường  và Tâm bào.
Công dụng: Sa nhân được dùng làm thuốc chữa bụng và dạ dày trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, viêm ruột ỉa chảy, lỵ, động thai. Liều dùng 3-6g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Chuyên trị:
  • Ăn không tiêu, đi tả, đau bụng; đại tiện ra huyết, băng huyết, nhức răng, trị thuỷ thũng.
  • Tỳ, Vị  có thấp trệ hoặc khí trệ ở Tỳ biểu hiện như bụng chướng và đau, chán ăn, nôn, buồn nôn…
 Chú ý: Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.