• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Sơn đậu căn

Sơn đậu căn thuộc loại cây bụi họ đậu, mọc thẳng đứng hoặc nằm sát mặt đất, rễ cây có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Chủ trị trong các trường hợp phát nóng, ho đau cổ họng, hoàng đản cấp.

Sơn đậu căn 1

Hình ảnh: Sơn đậu căn

Tổng quan về cây thuốc sơn đậu căn

Tên gọi khác: quảng đậu căn

Tên khoa học: Pophora subprosrlata Chu etT. Chen

Họ: Đậu (Lleguminosae)

Mô tả: Cây bụi cao 0,5-0,2m, có nhánh nhăn, có lông nằm ngắn. Lá chét 5-7 mọc đối, nguyên, mép hơi lượn sóng hay có răng, dài 6-15cm, rộng 3-8cm, tù ở gốc, nhọn ở đầu, nhẵn ở trên, có lông ở mặt dưới; gân bên 9 đôi; cuống lá chét 2-5mm; lá kèm 3mm. Chùm hoa đứng cao 5-12cm, đối diện với một lá, ngắn hơn lá; cuống 4-6mm, lá bắc 4-5mm; đài hình chuông, không cân ở gốc, có lông, với 5 thuỳ tam giác, tràng hoa cao 1,5-2cm, nhẵn, màu vàng cánh cờ hẹp, gấp lại; các cánh bên và cánh thìa có tai; nhị 2 bó, bầu 5-6mm có 2 noãn. Quả hình trái xoan đen, bóng khi khô, dài 1,2-1,8cm, rộng 0,8-1cm; hạt to, cứng.

Hoa quả tháng 2-4.

Bộ phận dùng: Lá, hạt, rễ – Folium, Semen et Radix Euchrestae .

Nơi sống và thu hái: Thứ này phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Inđônêxia. Người ta gặp nó trong các quần hệ thứ sinh, rú bụi, savan, từ thấp đến 1800m. Ở nước ta, cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai.

Thành phần hoá học: Cây chứa alcaloid cytisine cùng nhóm tác dụng với nictoine.

Cách bào chế:

  • Theo Trung Y: Lấy rễ khô ngâm nước 4 – 5 ngày, rửa sạch, bỏ hết tạp chất, rễ nhỏ cắt khúc, rễ to chẻ đôi, ủ độ 4 – 5 ngày cho mềm, thái lát mỏng 1 – 2 ly phơi khô. Rễ to, nhỏ trộn lẫn với nhau mà dùng.
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm 4 – 5 ngày, thái lát mỏng 1 – 2 ly. Còn có thể ngậm vào miệng hoặc mài ra uống.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau.

Chủ trị: trị phát nóng, ho đau cổ họng, trị hoàng đản cấp tính, sát trùng.

Liều dùng: Ngày dùng 6 – 12g.

Công dụng:

  • Ở Thái Lan và Việt Nam, nước sắc lá dùng uống để làm cho dễ sinh đẻ.
  • Ở Malaixia, người ta dùng hạt có vị đắng làm thuốc trị các bệnh về ngực và như là thuốc chống độc và bổ.
  • Ở Inđônêxia, cây được dùng làm thuốc diệt côn trùng.
  • Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, đầy bụng, đau dạ dày, đau hầu họng.

Kiêng ky: Tỳ  Vị hư hàn, đại tiện lỏng thì không nên dùng.

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.