• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

BA KÍCH

Ba kích là cây dây leo, sống ở vùng đồi núi và trung du. Nó có tác dụng giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, di tinh, phụ nữ khó có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh…

BA KÍCH 1

Ba kích giúp bổ thận, tráng dương (Ảnh minh họa)

Tên gọi khác: Dây ruột gà, ba kích thiên, liên châu ba kích, chẩu phóng xì, sáy cáy…

Tên khoa học: Morinda officinalis How.
Họ: Cà phê – Rubiaceae.
Mô tả thực vật:
Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, 2-10 cánh hoa, 4 nhị, mọc thành cụm ở kẽ lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.).
Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Khu vực phân bố:
Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh,nay trở nên thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích
Thành phần hoá học:
Rễ tươi chứa chất đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglycosid, phytosterol. Nhưng trong ba kích khô không thấy có vitamin C.
Tác dụng dược lý:
Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng gioa hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảmgiác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Công năng: Ôn thận, tráng dương, cường tráng gân cốt, khử phong thấp
Công dụng: Chữa liệt dương, di tinh, phụ nữ khó có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau
Cách dùng, liều lượng: Ngày 8-16g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc. Phối hợp trong các phương thuốc bổ thận.
Bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian:
1. Trị liệt dương, ngũ lao, thất thương, ăn nhiều, hạ khí: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống)  đều 3 cân ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).
2. Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều, xích bạch đới hạ: Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn – Cục Phương).
3. Trị lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm (Ba Kích Hoàn – Thánh Huệ Phương).
4. Trị tiểu nhiều: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng  với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối ( Kỳ Hiệu Lương Phương).
5. Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: Ba kích (bỏ lõi), Nhục thung dung, Sinh địa đều 60g, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử, Sơn dược, Tục đoạn đều 40g, Sơn thù du, Phụ tử (chế), Long cốt, Quan quế, Ngũ vị tử đều 20g, Viễn chí 16g, Đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, Lộc nhung 4g. Tán bột, làm hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn (Ba Kích Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
6. Trị Thận bị hư hàn, lưng và gối đau, liệt dương, tiểu nhiều, không muốn ăn uống, xương khớp yếu, đứng ngồi không có sức, bàng quang bị yếu lạnh, vùng rốn và bụng đầy trướng: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kỳ 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm22g, Nhục thung dung  30g, Phụ tử  30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 – 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Thái Bình Thánh Huệ Phương).
7. Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí  30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 – 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Ngự Dược Viện).
8. Trị bụng ứ kết lạnh đau, lưng đau, gối mỏi, 2 chân yếu, khớp xương đau, chuột rút, thận hư, liệt dương : Ba kích 18g, Đương quy 20g, Khương hoạt 27g, Ngưu tất 18g,   Sinh khương  27g, Thạch hộc 18g, Tiêu 2g.   Giã nát, cho vào bình, thêm 2 lít rượu vào, đậy kín, bắc lên bếp, nấu 1 giờ, sau đó ngâm trong nước lạnh cho nguội. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15  –  20ml (Ba Kích Thiên – Thánh Tế Tổng Lục).
9. Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi ) 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 –  20ml,  lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu –  Nghiệm Phương)
10. Trị mộng tinh: Ba kích thiên, Bá tử nhân, Hoàng bá, Liên tu, Lộc giác, Phúc bồn tử, Thiên môn, Viễn chí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
11. Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 – 28g, sắc uống.

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.