• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Một số nghiên cứu gần đây “ cảnh báo “ rằng:  người mắc chứng khó ngủ khi còn trẻ thường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường. Nguyên nhân do đâu?

Thiếu ngủ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer 1Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer

Một nghiên cứu gần đây cho thấy,  tác nhân chính gây bệnh Alzheimer không phải “ tuổi tác” mà do “ bệnh mất ngủ kinh niên” – nỗi ám ảnh của rất nhiều người hiện nay. Thông tin này không những thu hút được đông đảo người quan tâm mà còn đánh một đòn mạnh đến những người đang mắc chứng mất ngủ.

Nguyên nhân do?

Bệnh mất ngủ làm tăng lượng beta – amyloid trong não, một dạng Protein liên quan đến bệnh Alzheimer. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer là quá trình đột biến protein beta – amyloid tạo thành các mảng bám, hậu quả là chết và tổn thương nghiêm trọng các tế bào thần kinh.

Thí nghiệm chứng minh

Nhóm nghiên cứu đã ghi lại sự tăng giảm amyloid trong não của chuột bạch qua thí nghiệm: Bằng cách sử dụng orexin một loại protein ảnh hưởng đến giấc ngủ tiêm vào những chú chuột nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm.  Khi tiêm orexin vào não chuột, con vật này ngủ ít hơn bình thường và kết quả thu được chỉ sau 2 ngày hàm lượng protein beta – amyloid trong não của chúng tăng 25 % so với bình thường. Và thí nghiệm được tiến hành sau 3 tuần liên tiếp bắt đầu nhận thấy những mảng beta – amyloid đầu tiên xuất hiện trong não. Thí nghiệm này cũng được nghiên cứu tương tự trên những người tình nguyện cho thấy, lượng amyloid beta trong não tăng khi họ thức và giảm khi họ ngủ, giống như như loài chuột.

Thí nghiệm chứng minh 1Tác nhân chính gây bệnh alzheimer là các mảng bám và đám rối tạo thành do sự biến đối protein

Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer: “Đây mới chỉ là nghiên cứu đầu tiên cho rằng bệnh mất ngủ là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và hơn nữa nó mới chỉ dừng lại ở việc thí nghiệm trên chuột bạch. Vì vậy, những người đang mắc chứng mất ngủ không nên quá lo lắng.”

Phương pháp dự phòng và điều trị

Alzheimer hay “ mất trí nhớ tuổi già” là bệnh đặc trưng bởi tình trạng thoái hóa không hồi phục tế bào thần kinh não bộ. Dấu hiệu sớm nhất, người bệnh cảm thấy trí nhớ của họ giảm sút dần, đặc biệt họ hay quên các từ ngữ, quên tên gọi, quên vị trí để các đồ vật quen thuộc… Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, cáu gắt, mất dần khả năng ngôn ngữ, tư duy sau đó mất dần các khả năng và dẫn tới tử vong. Trung bình bệnh nhân alzheimer chỉ sống được từ 4-8 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi. Dự phòng và phát hiện sớm đang là giải pháp tối ưu lúc này.

Phương pháp dự phòng và điều trị 1Thạch tùng thân gập thảo dược đầy hứa hẹn trong điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ

Mỗi chúng ta cần:

  • Quan tâm đến sức khỏe, hạn chế stress, mất ngủ kinh niên, kéo dài…
  • Không xem thường các biểu hiện đãng trí, hay quên… để sớm phát hiện và điều trị khi mắc bệnh.
  • Sử dụng các sản phẩm có tác dụng: Bổ não, bảo vệ sử toàn vẹn tế bào thần kinh, chống oxy hóa… để phòng bệnh.
  • Hiện nay thảo dược ưu tiên trong phòng và hỗ trợ điều trị Alzheimer, sa sút trí tuệ, sa sút trí nhớ là: Thạch tùng thân gập, Ngành ngạch…

Phương pháp dự phòng và điều trị 2

Chủ đề: Alzheimer
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.