Người thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

 

Khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp khó khăn, thậm chí đau đơn trong các hoạt động thể dục thể thao. Chính vì vậy, nhiều người nghĩ rằng người bị thoát vị không nên vận động nhiều mà chỉ nên nghỉ ngơi. Đây là một quan niệm khá sai lầm bởi khi không duy trì được chế độ vận động, cơ thể con người sẽ trở nên thiếu linh hoạt, dẫn đến nhiều tình trạng xấu khác.

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai, giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng thoát vị. Có khá nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao dành cho người bị thoát vị đĩa đệm. Trong đó đi bộ là một sự lựa chọn khá thích hợp bởi đây là một phương thức vận động đơn giản và dễ thực hiện. Đi bộ sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sự dẻo dai cũng như giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn. Đặc biệt, nó có thể thúc đẩy các chất dinh dưỡng đến mô cột sống, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị.

Người bị bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?

 

Bên cạnh phương pháp đi bộ, chạy bộ cũng là một bài tập được nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn. Có khá nhiều người cho rằng chạy bộ sẽ gây ra áp lực lớn cho cột sống, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên thực tế chạy bộ tác động không đáng kể đến cột sống, mà còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe xương khớp. Chạy bộ với một cường độ hợp lý và có đai lưng hỗ trợ sẽ nâng cao sự linh hoạt xương khớp và giảm các cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chọn các đường chạy bằng phẳng hoặc chạy bằng máy nhằm hạn chế các lực tác động lên xương sống.

Cách đi bộ hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm

Đi bộ theo một chu trình hợp lý sẽ đưa đến hiệu quả giảm đau cũng như điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên đi bộ theo phương thức sau đây:

  • Đi bộ thư giãn, hai tay và hai vai thả lỏng khi di chuyển
  • Giữ cơ thể thẳng khi đi bộ, không ngửa về sau hay chúi về trước quá nhiều
  • Khi đi vung 2 tay thoải mái và đều đặn với một biên độ vừa phải
  • Chân tiếp đất phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân và cuối cùng mới là là mũi chân
  • Đi bộ kết hợp hít thở sâu và đều đặn

Lưu ý dành cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khi đi bộ

 

Nếu không đi bộ đúng cách và có cường độ đi hợp lý, phương thức đi bộ có thể là con dao hai lưỡi khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Chính vì vậy, bạn nên chú ý những vấn đề sau để đi bộ hiệu quả nhất.

    • Tham khảo bác sĩ điều trị để lựa chọn hình thức đi bộ tốt nhất, tránh tình trạng bệnh nặng hơn khi đi bộ sai cách.
    • Lựa chọn giày và trang phục thoải mái khi đi bộ. Các đôi giày phải đảm bộ sự vừa vặn và thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt nên chọn các loại giày thiết kế riêng cho đi bộ. Quần áo thoải mái, vừa vặn, không quá rộng hay quá chật.
    • Bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ và tăng dần theo thời gian, nó sẽ giúp cơ thể làm quen hơn với chế độ luyện tập.
    • Khởi động nhẹ nhàng trước khi bắt đầu đi và thực hiện động tác điều hòa sau khi thực hiện xong chu trình đi bộ.
    • Thời gian đi bộ lý tưởng là 10 – 20 phút và địa điểm phù hợp là các con đường bằng phẳng, không quá dốc hay nhiều vật cản.
    • Khi đi bộ người bệnh cần duy trì nhịp thở đều đặn và cố gắng giữ tư thế tiêu chuẩn, chú ý không dồn quá nhiều sức khi đi bộ.
    • Trong quá trình đi bộ, nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn cần nghỉ ngơi một ít phút trước khi tiếp tục.
    • Mức độ đi bộ tối đa cho người bệnh là từ 1.5km – 2km, tránh việc hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến cột sống.

Đi bộ là một trong những bài tập vận động hữu hiệu nhất dành cho người mắc thoát vị đĩa đệm. Phương thức luyện tập này sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bên cạnh các biện pháp điều trị khác. Bạn nên kết hợp các bài tập luyện với chế độ ăn uống hợp lý nhằm đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

 

Hotline Hướng dẫn mua hàng

Sản phẩm liên quan

Prev