• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Làm gì để cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh thường gặp ở con người, đặc biệt là trẻ sơ sinh.Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là không thể coi thường được. Cảm giác bó tay và bất lực khi con nhỏ bị rối loạn tiêu hóa khiến bạn “lao tâm khổ tứ” rất nhiều! Bài viết sẽ cập nhật một số cách hay giúp bạn cải thiện tình trạng này!

Làm gì để cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh 1

Thế nào là rối loạn tiêu hóa?

Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Còn thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội , tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rối loạn tiêu hóa là hội chứng co thắt không đều ở cơ vòng hệ thống tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh dẫn tới việc đau bụng và thói quen đại tiện bị thay đổi như ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước,v..v..

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất. Có thể giải thích điều này là do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch non yếu nên dạ dày của trẻ sơ sinh rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập.

Các chuyên gia y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Dùng kháng sinh nhiều ngày, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, hoạt động không ổn định làm thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, gây ra hiện tượng phân sống, rối loạn hấp thu, loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

1. Nôn, trớ

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa có thể có biểu hiện nôn, trớ. Trẻ bú quá nhiều, trẻ chưa thích nghi được sữa mới, bú chưa đúng tư thế hoặc trẻ có một số dị tật về tiêu hóa…đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ.

2. Tiêu chảy

Trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng diễn ra thường xuyên và liên tục. Tình trạng này khiến trẻ bị mất nước, gây suy dinh dưỡng. Trẻ bị tiêu chảy thường hay mệt mỏi, chán ăn, nôn, trớ, có thể sốt, đi ngoài phần có nhày, đôi khi còn đi ngoài ra máu. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi có biểu hiện này.

3. Táo bón

Táo bón khiến trẻ khó hoặc không đại tiện được. Biểu hiện của táo bón là phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng chướng to, trẻ chậm phát triển, người mệt mỏi, đau bụng nên thường nôn trớ và quấy khóc.

Phương pháp trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

 1

  • Cho trẻ bú ở một tư thế dễ dàng, thuận lợi nhất để trẻ ngậm vào núm vú.
  • Pha sữa đúng liều lượng, không đặc quá, không loãng quá. Chú ý pha bằng nước sôi để nguội, giữ độ ấm vừa phải theo tiêu chí 6 phần lạnh, 4 phần nóng. Không cho trẻ uống sữa đã để quá 1 tiếng hoặc sữa không được bảo quản.
  • Vệ sinh sạch sẽ tất cả những đồ dùng của bé, đặc biệt là bình sữa, thìa pha sữa, cốc nước,..v..v..
  • Khi ở trong thời kỳ cho con bú, người mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có tính hàn, nhuận trạng.
  • Không để bé tiếp xúc với những người đang bị ốm, ho, sốt hoặc bị tiêu chảy. Tránh trường hợp bé có thể bị lây nhiễm

 

Theo lohha.com.vn

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.