• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với cái tên khác: Đái tháo đường, Bệnh dư đường… là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị 1

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành , tai biến mạch máu não , mù mắt , suy thận , liệt dương , hoại thư , v.v.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại tiểu đường typ 1 và tiểu đường typ 2.

  • Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
  • Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ.
  • Với bệnh nhân đái tháo đường loại 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 7-10 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Điều trị bệnh tiểu đường

Luôn theo dõi tình trạng bệnh

Những người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.

Lối sống và thái độ ăn uống

Chế độ ăn tốt cho bất kỳ bệnh nhân tiểu đường cũng cần thoả mãn các yếu tố cơ bản sau:

  • Đủ chất Đạm – Béo – Bột – Đường – Vitamin – Muối khoáng – Nước với khối lượng hợp lý.
  • Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
  • Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
  • Duy trì được cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận …
  • Phù hợp tập quán ăn uống của địa dư, dân tộc của bản thân và gia đình.
  • Đơn giản và không quá đắt tiền.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Thuốc điều trị

Insulin (dùng cho dạng tiểu đường typ 1)

Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra 03 nhóm:

  • Insulin tác dụng nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin
  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm

Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc Typ1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường typ2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả

Phản ứng phụ của Insulin: Dị ứng (sau khi tiêm lần đầu hoặc nhiều lần tiêm), hạ Glucose máu (thường gặp khi tiêm quá liều), Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).Do gây rối loạn chuyển hóa mỡ tại vùng tiêm, tăng sinh mỡ dễ gây u mỡ, giảm sẽ gây xơ cứng (khó tiêm, đau)

Thuốc dùng cho dạng tiểu đường type 2

Các dẫn xuất của Sulfonyl ure, chia làm 02 nhóm:

  • Nhóm 1: có tác dụng yếu, gồm – Tolbutamid, Acetohexamid, Tolazamid, Clopropamid
  • Nhóm 2: có tác dụng mạnh hơn, gồm – Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid

Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm Tainsulin với chiết suất từ cây Dây Thìa Canh – Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ của Tiến sỹ Trần Văn Ơn, chủ nhiệm bộ môn Thực vật trường ĐH Dược Hà Nội để phòng và hỗ trợ trong việc điều trị Đái Tháo Đường Các nhóm trên có tác dụng hạ đường huyết do ngăn cản tế bào tuyến tụy tạo ra Glucagon và kích thích tế bào Beta ở tuy tiết ra Insulin

Phản ứng phụ khi dùng: hạ Glucose máu, dị ứng, rối loạn tiêu hóa , tan máu, mất bạch cầu hạt.

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: Bệnh tiểu đường
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.