• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Các dạng rối loạn tiêu hóa trẻ thường gặp

Trẻ với hệ tiêu hóa còn chưa phát triển hoàn thiện nên là đối tượng hàng đầu của các chứng rối loạn tiêu hóa. Các dạng thường gặp ở trẻ nhỏ phải kể đến trào ngược thực quản dạ dày, tiêu chảy và táo bón.  

1. Trào ngược thực quản dạ dày (nôn trớ)

1. Trào ngược thực quản dạ dày (nôn trớ) 1

Trẻ nhỏ trong khoảng độ tuổi dưới 1 tuổi, khi dạ dày còn nhỏ cộng với tác động của việc nằm sai tư thế, rướn người, vận động làm cho lượng thức ăn vừa vào cơ thể bị trào ngược ra khỏi đường miệng. Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ vừa ăn no và được coi là rối loạn tiêu hóa sinh lý. Khi trẻ hơn 1 tuổi tình trạng nôn trớ sẽ giảm theo thống kê có đến 60% trẻ tự khỏi và 40% kéo dài đến năm 4 tuổi.

Đối với nôn trớ sinh lý này thì mẹ có thể làm giảm tình trạng này như sau:

  • Chia số lần bú trong ngày thành nhiều lần, mỗi lần cho trẻ bú nên cho bú với một lượng vừa phải không nên để trẻ bú quá no.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, những bé bú mẹ không đúng cách như: ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi,… vì thế khi bú no hay bị nôn trớ.
  • Trong giai đoạn chuyển từ bú hoàn toàn sang ăn dặm cần chuyển chế độ ăn từ từ.
  • Khi trẻ bị nôn chớ nên: Bế trẻ ngồi, một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao để trẻ không bị sặc khi các chất nôn vào đường thở gây hiện tượng ngạt.
  • Khi trẻ nôn xong cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho trẻ uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

Khi trẻ nôn trớ kèm theo các hiện tượng sau thì không phải là dạng nôn trớ sinh lý mà là do trẻ mắc bệnh lý cần được đưa trẻ đến bệnh viện để khám xét và theo dõi:

  • Trẻ nôn ói liên lục trong 6h liền
  • Trẻ nôn nói kèm theo hiện tượng sốt, co giật hay ngủ li bì

2. Tiêu chảy dạng cấp

2. Tiêu chảy dạng cấp 1

Tình trạng này rất dễ gặp nhất là trẻ trong độ tuổi sơ sinh. Gọi là tiêu chảy cấp bởi việc tiêu chảy này diễn ra không quá 2 tuần và mỗi ngày trên 3 lần. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng, thậm chí nếu cha mẹ không quan tâm theo dõi điều trị kịp thời có thể nguy hiểm dẫn đến tử vong do cơ thể mất quá nhiều nước và muối.

Khi trẻ gặp phải tình trạng này cha mẹ cần xử lý như sau

Tiến hành bù nước và chất điện giải cho cơ thể bé:

  • Tùy theo mức độ số lần đi tiêu để biết tình trạng mất nước mà cho trẻ uống số lượng nước bù, nước oresol  hoặc uống dung dịch điện giải bù nước tự chế. Nếu trẻ tiêu chảy nặng mất nước nhiều cần cho trẻ nhập viên ngay.
  • Nếu sau khi uống nước mà trẻ nôn trớ thì nên đợi 10-15 phút rồi tiếp tục cho trẻ uống.
  • Nên cho trẻ uống chậm, uống từ từ và các thìa cách nhau 1-2 phút.
  • Cha mẹ tự chế dung dịch bù nước điện giải bằng nước cháo muối, nước gạo rang muối hay nước chuối, hồng xiêm.

Một số thực phẩm dùng khi trẻ bị tiêu chảy như: Gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu nành, sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo… Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ thì nên cho trẻ tiếp tục bú và tăng số lần bú. Nếu không có sữa mẹ thì ăn công thức pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày. Với những trẻ từ 6 tháng trở lên ngoài sữa mẹ và sữa thay thế có thể cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng chút một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho thêm ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng.

Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm…

Để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ cha mẹ nên thực hiện việc cho trẻ ăn chín uống sôi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ, chú ý vệ sinh tay chân trước và sau bữa ăn. Thực hiện nơi ở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ.

3. Táo bón

3. Táo bón 1

Trái ngược hoàn toàn với tiêu chảy chính là táo bón. Đây là hiện tượng trẻ đi tiêu không thường xuyên, vài ngày mới đi thậm chí cả tuần đi một lần, phân khô rắn đóng khuôn khiến cho trẻ cảm giác đau rát khi đi tiêu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến việc trẻ chậm lớn, biếng ăn, nôn trớ và quấy khóc. Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng như thủng ruột, viêm ruột.

Khi trẻ bị táo bón mẹ cần:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh và quả chín, nên chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi… Nên cho trẻ tập thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
  • Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.
  • Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê…
  • Nếu tình trạng mẹ bị táo bón khi cho con bú thì cần phải khắc phục kịp thời nhất là cần điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tăng cường vận động cho bé, cho bé chạy nhảu nô đùa hoặc tập thể dục thể thao (đối với các trẻ lớn).Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi).
  • Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định.

Nếu tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày (trên 10 ngày) thì cho trẻ đi khám xét nghiệm và điều trị thích hợp.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ. Việc cha mẹ quan tâm theo dõi đến sức khỏe trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Nhận biết sớm sẽ tìm được phương pháp xử lý nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với trẻ.

Theo lohha.com.vn

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.