• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Viêm đường hô hấp trẻ em. Triệu chứng, cách điều trị

Trẻ nhỏ thường dễ mắc phải các bệnh viêm đường hô hấp đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá hoặc chuyển mùa. Đây là căn bệnh dễ điều trị tuy nhiên hay tái phát. Các mẹ cần nhận biết rõ các triệu hứng của bệnh và có biện pháp điều trị cho bé thích hợp để viêm đường hô hấp không trở thành bệnh mãn tính.

Dấu hiệu, triệu chứng viêm đường hô hấp ở trẻ

Viêm đường hô hấp trên bao gồm: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính

Viêm đường hô hấp trên cấp tính

Bệnh thường do các yếu tố bất lợi tác động đến: thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, uống nước quá lạnh hoặc nước đá, kem; nằm, ngồi trước luồng gió lạnh của quạt hoặc điều hòa nhiệt độ…

Triệu chứng của bệnh:

  • Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run
  • Số kèm theo ho, hắt hơi và chảy nước mũi.
  • Các cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục
  • Đau họng khi nuốt hoặc khi ăn.
  • Với trẻ nhỏ triệu chứng thường gặp nhất là chảy nước mũi.
điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ 1

Viêm đường hô hấp trên mạn tính:

Do bị viêm đường hô hấp trên cấp tính mà không được điều trị hoặc không điều trị dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành viêm đường hô hấp mạn tính.

Dấu hiệu triệu chứng:

  • Ho húng hắng, rát họng
  • Nuốt vướng,
  • Chảy nước mũi thường xuyên. Một số trẻ còn chảy nước mũi màu xanh.
  • Trẻ ngủ ngáy, thở bằng mồm

Viêm đường hô hấp trên không phải là một bệnh mà là một tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy. Những triệu chứng chủ yếu bao gồm: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng, giọng mũi, khản đặc có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…

Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39oC trở lên. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, trẻ hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng. Sau đó trẻ sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì trẻ sẽ bị khàn tiếng. Càng nói nhiều thì tốc độ khàn tiếng càng nhanh và càng nặng. Ban đầu chỉ là lạc tiếng, giọng mũi, sau đó tiếng bị khàn đục và có khi đến mất giọng.

Tuỳ thuộc vào cơ quan bị bệnh mà mỗi một mặt bệnh cụ thể đơn lẻ sẽ có những dấu hiệu điển hình và đặc thù khác nhau. Mặc dầu vậy, vì lý do giữa các bộ phận mũi-họng-thanh quản-xoang đều thông với nhau bằng đường khí và dịch nên khi một cơ quan bị bệnh thì nó sẽ nhanh chóng lây sang cơ quan liền kề và các triệu chứng sẽ nhanh chóng tổ hợp lại thành một hình ảnh bệnh lý đầy đủ.

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mặc dù các bệnh này có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những căn bệnh phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động và trẻ em thì không thể đến trường và có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.

Một trong các biến thể nghiêm trọng ấy là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau. Biến thể cũng hay gặp đó là biến chứng viêm đường hô hấp dưới nếu viêm đường hô hấp trên không được xử trí đúng đắn và đúng mức. Do đó, với một bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh trong mùa đông thì có thể đưa đến viêm phổi, nhất là ở trẻ em. Ngoài những biến chứng này thì viêm đường hô hấp trên thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra những biến chứng cơ thể khác như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp. Vì vậy cần có thái độ dự phòng đúng mức với bệnh này.

điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ 2

Xử trí khi trẻ bị viêm đường hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp thường tái đi tái lại, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ uống kháng sinh hay một số thuốc đi kèm là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Để phòng ngừa tái phát, cần thực hiện 1 số biện pháp như: tránh cho trẻ sinh hoạt quá lâu ngoài trời, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thường xuyên giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

– Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá, cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.

– Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường như Acemol, Ibuprofene… thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn.

– Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú.

– Nếu trẻ ho có thể dùng những bài thuốc an toàn dể kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong để làm dịu cơn ho.

– Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này.

– Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.

Hotline Hướng dẫn mua hàng
Chủ đề: Bệnh viêm đường hô hấp
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.