• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Tiến triển của bệnh Nhược cơ, chẩn đoán và điều trị

Nhược cơ là một loại bệnh thần kinh cơ, liên quan nhiều tới cơ chế tự miễn. Biểu hiện điển hình là bệnh nhân thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian sinh hoạt, lao động hằng ngày, trương lực một số cơ bị giảm.

Tiến triển của bệnh Nhược cơ, chẩn đoán và điều trị 1Bệnh nhược cơ thường có biểu hiện là sụp mí mắt

Bệnh nhược cơ gồm 2 thể chính

Nhược cơ thông thường: biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (một hoặc hai bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân…

Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ, hoặc người có u ác tính ở tuyến ức. Ở thể này, các cơn mỏi cơ (nhất là cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc.

Tiến triển bệnh

Bệnh nhược cơ tiến triển qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Chỉ một nhóm cơ bị xâm phạm, thường là các cơ vận động ở mắt. Biểu hiện sụp mí, sụp mí nặng dần về cuối ngày. Sụp mí 1 mắt rồi đến 2 mắt.
  • Giai đoạn 2A: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm nhưng chưa có xâm phạm hô hấp hoặc hầu họng. Yếu mỏi chân tay, giảm trương lực cơ, không làm được việc nặng, khó lao động sinh hoạt.
  • Giai đoạn 2B: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo triệu chứng hầu họng. Các biểu hiện của Giai đoạn 2A nặng hơn, kèm theo khó nói khó nuốt, nuốt nghẹn, sặc.
  • Giai đoạn 3: Toàn bộ các cơ bị xâm phạm kèm theo rối loạn hầu họng và hô hấp. Các biểu hiện Giai đoạn 2B nặng hơn, kèm theo khó thở. Có thể suy hô hấp.

Chẩn đoán

Biện pháp đơn giản nhất là nghiệm pháp zoly dương tính: yêu cầu bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn; bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống. Hoặc xoè tay nắm tay liên tục 20 lần, bệnh nhân nhược cơ sẽ mỏi các ngón tay không thể nắm lại được.

Đây cũng là cách có thể chẩn đoán phân biệt bệnh nhân sụp mí do nhược cơ hay do liệt dây thần kinh III.

Cách thứ 2 là thử nghiệm prostigmin dương tính: tiêm 1 ống prostigmin, sau 15 phút, người bệnh nhược cơ sẽ có thể mở to mắt trở lại và không mỏi mệt nữa.

Điều trị

Trong điều trị bệnh nhược cơ, các bác sĩ thường kết hợp các phương pháp nội khoa và ngoại khoa, tùy theo tình trạng nặng của người bệnh. Các hướng xử trí thường được áp dụng ở Việt Nam là:

–         Đối với bệnh nhân phát hiện có u tuyến ức, xác định nhược cơ do u tuyến ức:  Dùng tia X chiếu trực tiếp vào tuyến ức hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức. Sau mổ, tất cả bệnh nhân đều phải tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc.

–         Với bệnh nhân không có u tuyến ức, điều trị bằng thuốc ức chế men phân huỷ achetylcholine như Prosticmin, Physostigmin… và các thuốc ức chế miễn dịch nhóm corticoid.

Lưu ý: bệnh nhân nhược cơ nên tuân thủ điều trị, tránh nguy cơ bị khó thở, nghẹn, suy hô hấp đột ngột và/hoặc nguy cơ tái phát nặng hơn.

TS Nguyễn Chương, Sức Khỏe & Đời Sống

Điều trị 1Điều trị 2

Chủ đề: Bệnh nhược cơ
  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.