• z4769300509172_1b144d407b0e3d8db39a12b9b2cd1e84
  • banner-lohha2
  • Flash2
  • Flash3
  • Flash4

Bạch thược

Bạch thược hay còn được gọi với cái tên là thược dược, là loại cây thân thảo có vị đắng chua, hơi chát, vào 3 kinh can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống dưỡng huyết, điều kinh, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu.

Bạch thược 1

Tên khác : Mẫu đơn trắng, thược dược

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall.

Họ: Mao lương (Ranunculaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống lâu năm, cao 50 – 80 cm. Rễ củ to, mập, mặt ngoài màu nâu, ruột màu trắng hoặc hồng nhạt. Thân nhẵn, mọc thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài, chia thành 3 – 7 thuỳ hình trứng hoặc mác thuôn, dài 8 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, đầu nhọn.

Hoa to mọc riêng lẻ ở ngọn thân, gồm nhiều cánh màu trắng, nhị vàng.

Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng 1

Rễ thu hái từ cây 3 – 5 tuổi vào hè – thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, bỏ vỏ ngoài, cho nước sôi, đun sơ qua, vớt ra, đảo hoặc lăn tròn, rồi phơi hay sấy khô,

Rễ hình trụ tròn, hai đầu đều nhau hoặc một đầu hơi to hơn, thẳng hoặc hơi cong queo, dài 10 – 2- cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc màu phấn trắng, chỗ chưa cạo hết vỏ có màu nâu xám, đôi khi có đường kính nhăn dọc rõ rệt.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn: Cao nước Bạch thược có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, Vibrip Cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Preumococcus, và Corynebacterium Diphtheriae.

Tác dụng kháng Cholin: Cao Methanol 50 % và hoạt chất Paeoniflorin có tác dụng Anticholinergic trên Chuột cống trắng In Vivn mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. Ngoài ra, còn tác dụng giảm đau.

Cao thân và lá có tác dụng chống thực khuẩn thể. Nước sắc rễ có tác dụng ức chế sự biến hoá sinh học Acid Arachidonic In Vivo và In Vitro. Trong thí nghiệm có so sáng với tác dụng của Indomethacin.

Bạch thược thường có trong các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt như kinh nhiều, rong kinh, thống kinh và vô sinh. Do đó, đã nghiên cứu bài thuốc gồm Bạch thược, quế, đơn bì, đào nhân, phục linh. Dùng nước sắc, liều tính ra dược liệu khô 300 mg/kg chuột, uống trong 14 ngày thấy trọng lượng tử cung (cân tươi) giảm 65%, hoạt tính của Enzym Thymidin – Kinase giảm 64%, nồng độ LH giảm 94%, FSH giảm 67%, Estradiol giảm 50%.

Tính vị, công năng

Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, vào 3 kinh can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống dưỡng huyết, điều kinh, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu.

Công dụng

Bạch thược chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, mắt hoa bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Ngày 6 – 12 g dạng thuốc sắc.

Để thuốc có hiệu quả hơn, tuỳ theo bệnh mà chế biến thích hợp:

  • Để sống có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp, nhức đầu, hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mạo, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm.
  • Sao tẩm chữa kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, bế kinh.

Đơn thuốc theo kinh nghiệm dân gian

  • Chữa hai chân và đầu gối đau nhữc, khó co duỗi, đau bụng, háo khát, đái đường: Bạch thược 8g, cam thảo 4g, sắc chia 2 lần uống trong ngày hoặc tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần.
  • Chữa đầu nhức, mắt hoa: Bạch thược 6g, quế chi 6g, đại táo 6g, sinh khương 6g, phục linh 6g, bạch truật 6g, cam thảo 4g. Sắc chia 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, xích bạch đới, bế kinh sinh đau nhức: Bạch thược, sinh địa mỗi vị 2g, đương quy 10g, xuyên khung 4g, hoặc tứ vật gia ngưu tất, mần tưới (mỗi vị 15g). Sắc uống hoặc chế thàn cao, hoặc viên hoàn uống.
  • Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt: Bạch thược, trắc bách diệp, sao sém đen, mỗi vị 12 – 20g, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

Ý kiến của bạn

Ý kiến của bạn

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.